Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp, Công ty tại Bình Dương

Rate this post

Vấn đề thành lập doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều phức tạp, thủ tục còn rắc rối. Điều này khiến khách hàng không biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì, thời gian bao nhiêu, chi phí như thế nào? Luật Vạn Phúc Lộc sẽ tư vấn cho quý khách biết rõ ràng và chi tiết nhất về trình tự và thủ tục thành lập doanh nghiệp trong bài viết hôm nay.

Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp: Đây là bước rất quan trong có tính chất quyết định đến sự thành bại của ý tưởng kinh doanh mà quý khách đem ra áp dụng trong thực tiễn. Sau khi lựa chọn được loại hình, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có số lượng thành viên (cổ đông) khác nhau. Quý khách chuẩn bị chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) bản sao có công chứng.
  • Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) quý khách có thể tham khảo tên các doanh nghiệp tại cổng “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”.
  • Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
  • Lựa chọn số vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
  • Lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ mà khách hàng cần chuẩn bị như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông (Đối với công ty cổ phần);
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp không do Người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ;
  • Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu đối với cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền đại diện phần vốn góp đối với tổ chức.

Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin về việc thành lập công ty tiến hành việc soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh. Cụ thể quy trình thành lập doanh nghiệp như sau:

  • Soạn thảo hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân….
  • Sau khi có đầy đủ các giấy tờ bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể trực tiếp đi nộp hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập công ty qua mạng thông qua trang web: dangkykinhdoanh.gov.vn. Quý khách không cần đến Phòng đăng ký kinh doanh để nộp và nhận giấy phép nếu đăng ký thêm dịch vụ nộp và trả kết quả qua bưu điện.
  • Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cầm một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Quý khách vui lòng xem thêm tại đây:Tư vấn và thành lập công ty nhanh

Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

  • Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT.
  • Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn.
  • Đặt bảng hiệu công ty như đã đăng ký.
  • Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Quý khách vui lòng xem thêm tại đây: Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn pháp định

Các loại thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước sau khi thành lập công ty?

  • Sau khi thành lập công ty, bạn phải đóng thuế môn bài từ 2.000.000đ – 3.000.000đ mỗi năm cho cơ quan thuế  (kể cả bạn có xuất hóa đơn hay không xuất hóa đơn hoặc không phát sinh hay không hoạt động).
  • Thuế giá trị gia tăng từ 5% – 10% tùy vào mặt hàng (nếu xuất hóa đơn)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20% trên tổng lợi nhuận cuối năm của công ty
  • Thuế thu nhập cá nhân: doanh nghiệp đại diện đóng thay cho người lao động
  • Các loại thuế khác tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh, sản xuất, cung ứng dịch vụ của công ty như: Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế bảo vệ môi trường; Thuế nhập khẩu; Thuế xuất khẩu.
  • Thành lập công ty có cần chứng minh vốn điều lệ hay không?

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì tùy vào nhu cầu, quy mô hoạt động mà doanh nghiệp tự đăng ký vốn điều lệ. Việc chứng minh có đủ vốn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì pháp luật không yêu cầu. Tuy nhiên, nếu có phát sinh trong quá trình hoạt động, bạn phải chịu tất cả trách nhiệm trên số vốn mình đã đăng ký với cơ quan.

Trên đây là nội dung Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp, Công ty tại Bình Dương. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Luật Vạn Phúc Lộc để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat