Điều kiện, thủ tục tuyên bố một người đã chết

Rate this post

Việc chứng minh một người đã chết hay chưa rất khó khăn và phức tạp? Thực tế có rất nhiều người mất tích lâu năm không quay trở về mặc dù đã sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm, gây khó khăn trong việc chia tài sản của người đã chết hay mất tích nhưng không chứng minh được. Công ty Luật Vạn Phúc chia sẻ về điều kiện, trình tự, thủ tục và hồ sơ tuyên bố một người đã chết như sau:

 

 

1. Điều kiện để tuyên bố một người đã chết

Theo Điều 81 Bộ luật dân sự quy định: 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:

a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này.

2. Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này”.

Căn cứ vào quy định như trên thì người có quyền, lợi ích liên quan thấy có đủ điều kiện thì làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố một người đã chết.

2. Thẩm quyền tuyên bố một người đã chết.

  • Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết.

3. Trình tự, thủ tục tuyên bố một người đã chết.

  • Bước 1: Người có quyền, lợi ích liên quan làm đơn yêu cầu  gửi có Toà án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Bước 2: Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
  • Bước 3:  Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết;
  • Bước 4: Khi có quyết định yêu cầu Tòa án sẽ gửi quyết định trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho người yêu cầu.

4. Hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người là đã chết

  1. Đơn yêu cầu
  2. Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên yêu cầu là người có quyền yêu cầu.
  3. Giấy CMND (hộ chiếu); hộ khẩu của các đương sự.
  4. Một trong các tài liệu, chứng cứ chứng minh sự việc sau:
  •  Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật đối với người bị tuyên bố chết và chứng cứ chứng minh sau ba năm, kể từ ngày có quyết định có hiệu lực pháp luật này, vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống.
  • Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
  •  Chứng cứ chứng minh người bị tuyên bố chết bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm , kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
  • Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống.

  Kê khai đầy đủ những người thừa kế theo pháp luật của người bị yêu cầu tuyên bố chết và nộp giấy khai sinh hoặc chứng cứ chứng minh những người này là người thừa kế của người bị tuyên bố chết (nếu có người trong những người thừa kế này chết, thì kê khai tiếp những người thừa kế theo pháp luật của người này).

Chú ý:  Người viết đơn tuyên bố là đã chết phải có đầy đủ nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

  •  Ngày, tháng, năm viết đơn;
  • Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
  • Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
  •  Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
  • Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
  •  Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
  •  Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TƯ VẤN VẠN PHÚC LUẬT
Điện thoại:  0650 650 7999   –        0932.350.835       –        0978 369 986
Website: www.luatvanphuc.vn                    Email:luatsu@luatvanphuc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat