Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Luật Vạn Phúc có nhiều năm cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. Qua bài viết dưới đây cung cấp cho quý khách các quy định pháp luật về trình tự thủ tục xin giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.

  1. Căn cứ pháp lý về việc thành lập chi nhánh

  • Luật thương Mại 2005
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
  • Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại.
  1. Quyền được phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Căn cứ Luật thương mại 2005 thì “Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định”.Với quy định này chúng ta hiểu rằng đối với các thương nhân nước ngoài ( gọi chung là công ty mẹ ở nước ngoài) được phép thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ trong các ngành dịch vụ, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Chi nhánh trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

  1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh công ty nước ngoài

Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP khi thành lập chi nhánh cần các điều kiện sau:

  • Phải đăng ký kinh doanh tại nước ngoài tại các quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Doanh nghiệp tại nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Thời hạn của giấy phép kinh doanh công ty nước ngoài còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
  • Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Xem thêm: dịch vụ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Mẫu giấy phép thành lập chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Mẫu giấy phép thành lập chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
  1. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

  • Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại mục 3 chúng tôi đã trình bày nêu trên.
  • Công ty mẹ nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam.
  • Việc thành lập Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏecộng đồng.
  1. Hướng dẫn cách đặt tên Chi nhánh

Tên Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Tên nhánh phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh.

Tên Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Chi nhánh. Tên Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Chi nhánh phát hành.

  1. Tài liệu cần chuẩn bị khi xin giấy phép thành lập Chi nhánh
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh công ty mẹ tại nước ngoài;
  • Vănbản của công ty mẹ cử hoặc bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh tại Việt Nam (chúng tôi soạn thảo).
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất.
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh (do chúng tôi soạn thảo).
  • Bản sao công chứng hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh (phải dịch ra tiếng việt);
  • Hợp đồng thuê địa điển đặt trụ sở Chi nhánh

Lưu ý: Tất các các tài liệu tiếng nước ngoài phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt Nam.

  1. Thời hạn của giấy phép chi nhánh

Giấy phép thành lập Giấy phép thành lập Chi nhánh có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

Cơ quan cấp phép sở Công thưởng tỉnh thành phố nơi đặt địa điểm chi nhánh. Thời gian cấp phép chi nhánh 15 ngày làm việc.

8. Mở tài khoản chi nhánh

Chi nhánh được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh;

Trong trường hợp đặc biệt, Chi nhánh được mở tài khoản tại Ngân hàng ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài.

Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của Chi nhánh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  1. Các loại thuế chính chi nhánh công ty nước ngoài phải nộp

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập cá nhân của Người lao động
  • Lệ phí môn bài

Trên đây là các loại thuế chính chi nhánh cần phải nộp trong quá trình hoạt động chi nhánh. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về thuế khi biết được nội dung hoạt động của chính nhánh cuả quý khách.

  1. Dịch vụ thành lập chi nhanh công ty nước ngoài

Công việc của Luật Vạn Phúc thực hiện khi cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại việt nam:

Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập chi nhánh;

Tư vấn cho khách hàng ưu nhược điểm của thành lập chi nhánh gồm:

  • Tư vấn các điều kiện để thành lập chi nhánh tại nước ngoài;
  • Tư vấn hợp đồng thuê địa điểm các giấy tờ pháp lý của bên cho thuê địa điểm.
  • Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu để thành lập, hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Dịch thuật công chứng tài liệu nếu khách có nhu cầu.
  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cần thiết để Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh khi Văn phòng đại diện đi vào hoạt động;
  • Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép thành lập chi nhánh.

Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập chi nhánh tại Bộ Công Thương. Giải trình các vấn đề liên quan đến việc thành lập chi nhánh.

Thực hiện thủ tục khắc dấu chi nhánh và đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an có thẩm quyền.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat