Những điểm mới quan trọng của luật doanh nghiệp 2014

Rate this post

Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/205, Luật doanh nghiệp mới được đánh giá nhiều điểm mới có tính đột phá.  Nhà làm luật hy vọng tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và thu hút được các nhà đầu tư quốc tế. Dưới đây là những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:

1.  Về đăng ký kinh doanh

Thứ nhất: Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được rút ngắn

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 và Khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014, thời hạn để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được rút ngắn từ 5 ngày làm xuống còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Thứ hai, Luật Doanh nghiệp mới đã bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, chuyển hoàn toàn từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Theo quy định cũ, khi kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật  đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệp đó chỉ được đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp khi có đủ vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp về bản chất là việc ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị trường. Các yêu cầu về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ nên được coi là điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp được hoạt động.

Việc bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh nêu trên tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp.

Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thứ ba, Luật Doanh nghiệp mới tách bạch thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đăng ký đầu tư.

Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, sau khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong nước.

Quy định này đã phân biệt rõ địa vị pháp lý của pháp nhân và của hoạt động đầu tư cụ thể, đồng thời, giảm phiền hà cho nhà đầu tư khi thực hiện điều chỉnh các thông tin liên quan đến pháp nhân trong quá trình hoạt động.

Thứ bốn, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính ( so với Luật Doanh nghiệp 2005 có 10 nội dung chính) gồm: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ nội dung ngành, nghề kinh doanh; bỏ việc xác định vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề. Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013.

2. Giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Thứ năm, Doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu cho doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp cũ quy định, cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoạt động phải xin phép khắc dấu và phải được cơ quan quản lý nhà nước đồng ý cho khắc dấu và cấp giấy đăng ký mẫu dấu.

Luật Doanh nghiệp mới đã chuyển quyền quyết định nêu trên về cho doanh nghiệp. Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Với quy định này, con dấu của doanh nghiệp chỉ mang tính chất là dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp, do doanh nghiệp tự thiết kế.

Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định về lưu giữ và quản lý con dấu. Thay vì quy định phải lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép Điều lệ công ty quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu.

Thứ sáu, cho phép doanh nghiệp tự quyết định số lượng Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đồng thời điều này cũng quy định doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Nếu hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác, người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc, hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là điểm mới, tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2014 khi đưa ra cơ chế giải quyết trong trường hợp người đại diện theo pháp luật thường xuyên vắng mặt tại Việt Nam.

Thứ bảy, quyền được hợp nhất, chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 194, 195 Luật Doanh nghiệp 2014, các công ty có thể hợp nhất, sáp nhập vào nhau để tạo thành một công ty mới mà không bắt buộc phải là “công ty cùng loại” như quy định tại luật cũ. Quy định này là sự đổi mới quan trọng góp phần thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp sôi động hơn.

Link tải Luật Doanh nghiệp 2014.

Luật Vạn Phúc cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Qúy khách Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

Tên công ty: CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VẠN PHÚC
Trụ sở chính: Lầu 2, Tòa nhà A6, P. Phú Hòa Lợi, T.p Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0932.350.835
Website: www.luatvanphuc.vn Email:luatsu@luatvanphuc.vn

công ty luật tư vấn thành lập doanh nghiệp; tư vấn thành lập doanh nghiệp tại tphcm; tu van thanh lap doanh nghiep o dau gia re uy tin, tu van thanh lap cong ty, cac buoc mo cong ty, lam giay phep cong ty nhu the nao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat