Nội dung bài viết
Luật Vạn Phúc gửi tới khách hàng Công văn 5456/TCT-CS
Ngày 18/12/2015, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 5456/TCT-CS giải đáp vướng mắc liên quan đến việc điều chỉnh hóa đơn đã lập.
- trường hợp từ ngày 01/01/2015, doanh nghiệp đã lập hóa đơn sai tỷ giá thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
- Trường hợp doanh nghiệp có số lượng hóa đơn cần phải điều chỉnh quá lớn thì có thể lập một hóa đơn điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đối với từng khách hàng, trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ có cùng thuế suất thuế giá trị gia tăng
Nội dung công văn:
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Nam Định.Trả lời công văn số 3225/CT-TTHT ngày 21/10/2015 của Cục Thuế tỉnh Nam Định hỏi về vướng mắc liên quan đến việc điều chỉnh hóa đơn đã lập. Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại mục 3, Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về tỷ giá: “3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau: – Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản. – Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ. – Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.” Tại Khoản 3 Điều 30 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn việc điều chỉnh hóa đơn đã lập: “3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).” Căn cứ hướng dẫn nêu trên và theo nội dung trình bày của Cục thuế tỉnh Nam Định, Tổng cục Thuế về cơ bản nhất trí với đề xuất của Cục Thuế tỉnh Nam Định nêu tại công văn số 3225/CT-TTHT cụ thể: trường hợp từ ngày 01/01/2015, doanh nghiệp đã lập hóa đơn sai tỷ giá theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp có số lượng hóa đơn cần phải điều chỉnh quá lớn thì có thể lập một hóa đơn điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đối với từng khách hàng, trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ có cùng thuế suất thuế GTGT. Tổng cục Thuế có ý kiến như trên để Cục Thuế tỉnh Nam Định được biết và thực hiện./
|
Bài viết liên quan: