Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp nhiều trường hợp cần phải chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do thay đổi chiến lược kinh doanh, gặp khó khăn về tài chính hoặc do các lý do khác. Việc sử dụng dịch vụ từ Công ty Luật để hỗ trợ thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động đúng quy định sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và tránh những tranh chấp pháp lý sau này. Bài viết này, Luật Vạn Phúc Lộc sẽ chia sẻ những thông tin cần biết về thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện cũng như dịch vụ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Bình Dương.
Nội dung bài viết
Chi nhánh, văn phòng đại diện là gì?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Các trường hợp để chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
- Thứ nhất, Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chấm dứt hoạt động theo quyết định của doanh nghiệp đó.
- Thứ hai, theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh là giả mạo;
- Chi nhánh đã ngừng hoạt động 01 năm nhưng không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;
- Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
Căn cứ theo Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
Bước 1: Đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Văn bản Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc). Trong trường hợp mất, công ty phải nộp Công văn giải trình việc mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
- Một trong các loại giấy tờ về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh: Bản sao Quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Nếu công ty có hoạt động xuất-nhập khẩu: Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan;
- Công văn xác nhận không nợ thuế (tùy từng chi cục thuế).
Cơ quan giải quyết: Chi cục thuế nơi chi nhánh hoạt động.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh;
- Giấy tờ pháp lý của bên nhận ủy quyền thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh thì Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Nhận thông báo về việc chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung (nếu hồ sơ chưa hợp lệ). Nếu nhận thông báo sửa đổi, bổ sung, công ty cần sửa đổi bổ sung và nộp lại hồ sơ.
Các lưu ý khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
- Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Dịch vụ chấm dứt hoạt động Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Bình Dương của Công ty Luật Vạn Phúc Lộc
Công ty Luật Vạn Phúc Lộc cung cấp dịch vụ trọn gói hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (VPĐD) tại Bình Dương một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí.
Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực doanh nghiệp, chúng tôi cam kết:
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Thay mặt khách hàng thu thập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến độ: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo dõi sát sao tiến độ giải quyết.
- Thẩm tra hồ sơ: Thẩm tra kỹ lưỡng hồ sơ trước khi nộp để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và hợp lệ.
- Báo cáo kết quả: Báo cáo kết quả giải quyết cho khách hàng theo từng giai đoạn.
- Tư vấn giải pháp: Tư vấn các giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chấm dứt hoạt động.
Trên đây là nội dung Dịch vụ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Bình Dương. Việc nắm vững quy trình này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Luật Vạn Phúc Lộc để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Quý khách vui lòng xem thêm tại đây:
Bài viết liên quan: