Chính sách bảo hiểm xã hội tại Việt Nam cho người nước ngoài

Rate this post

Hiện nay, việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế chỉ áp dụng bắt buộc với người lao động là người Việt Nam. Còn đối với người lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động theo qui định của pháp luật lao động Việt Nam chỉ bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên kể từ ngày 1/01/2016 người lao động nước ngoài nếu đã được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Quy định bảo hiểm xã hội với người lao động nước ngoài

Ngày 29/12/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 59/2015/ TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHXH 2014 về BHXH bắt buộc và Nghị Định 115/2015/ND-CP. Một trong những thay đổi quan trọng có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được phép tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Từ “được phép” ở đây được hiểu người lao động nước ngoài có thể lựa chọn tham gia BHXH bắt buộc ở Việt Nam.

Quy định bảo hiểm y tế với người lao động nước ngoài

Luật bảo hiểm y tế 2014 quy định “ Người lao động là người nước ngoài ( bao gồm người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp là đối tượng có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế ”.

Mức đóng bảo hiểm y tế : Người lao động nước ngoài đóng 1/3 và người sử dụng lao động đóng 2/3 theo mức đóng tối đa là 6% tiền lương tháng.

Căn cứ đóng bảo hiểm y tế của người lao động nước ngoài được xác định là tiền lương, tiền công tháng được ghi trên hợp đồng lao động và phải được tính bằng Việt Nam. Trường hợp trong hợp đồng lao động ghi tiền lương là ngoại tệ thì tỷ giá ngoại tệ được quy đổi dựa trên tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm.

Cách thức đóng bảo hiểm y tế: Người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng lúc vào quỹ bảo hiểm y tế hằng tháng, hoặc hàng quý hay 6 tháng 1 lần đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (sản xuất và chế biến muối).

Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người lao động nước ngoài là 80% chi phí khám, chữa bệnh.

Quy định bảo hiểm thất nghiệp đối với người nước ngoài

Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách an sinh bao gồm chế độ trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Theo Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 và Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat