Công ty TNHH Dịch vụ Schlumberger Việt Nam đã gửi công văn số SLB-08/11/2016 ngày 08/11/2016 đến Tổng cục Thuế đề nghị hướng dẫn thuế xuất thu nhập cá nhân áp dụng khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trên khoản thanh toán chi trả sau khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Ngày 20/12/2016, Tổng cục Thuế đã có 5918/TCT-TNCN trả lời vấn đề trên.
Tổng cục Thuế cho biết các căn cứ gồm: Khoản 3, Điều 36; Khoản 2, Điều 47 Luật số 10/2012/QH ngày 18/06/2012 của Quốc hội về Bộ Luật lao động; Căn cứ hướng dẫn tại điểm b6, khoản 2, Điều 2; khoản 2, Điều 8; điểm b2, Điểm i; khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
Theo hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng không xác định thời hạn với người lao động, nay Công ty đang thương lượng và thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo Điều 36.3 Bộ luật lao động (thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động) thì các khoản tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công Công ty thanh toán cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được xác định như sau:
- Đối với khoản tiền lương chi trả cho người lao động thì trích theo biểu thuế lũy tiến từng phần;
- Đối với khoản trợ cấp thôi việc, người lao động nghỉ việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động;
- Đối với khoản hỗ trợ tài chính mà công ty trả thêm cho người lao động (ngoài quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội) sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ hai triệu (2.000.000) đồng trở lên thì Công ty phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.
Bài viết liên quan: