Con dấu được xem là “chữ ký” của doanh nghiệp. Từ khi Luật Doanh nghiệp 2020 bắt đầu có hiệu lực, một số quy định về con dấu đã thay đổi. Trong bài viết hôm nay, Luật Vạn Phúc Lộc xin nêu các điểm mới quan trọng về quy định con dấu của doanh nghiệp để quý khách nắm vững khi thành lập doanh nghiệp.
Nội dung bài viết
Con dấu doanh nghiệp bao gồm những loại nào?
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Trong đó, quy định về chữ ký số được đề cập cụ thể tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Có thể hiểu đơn giản, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về nội dung trên con dấu, mà quy định rằng doanh nghiệp có quyền tự quyết định về mẫu con dấu, hình thức, kích cỡ, nội dung, màu sắc và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Chính vì vậy, hiện nay nội dung trên con dấu là do doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên thông thường con dấu sẽ thể hiện các nội dung gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Quản lý và sử dụng con dấu
Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ quy định nêu trên. Chính vì vậy, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp liên hệ tổ chức khắc dấu để khắc dấu và tự do sử dụng mà không cần thông báo cho bất kỳ cơ quan nào.
Hình ảnh, ngôn ngữ cấm sử dụng trong nội dung mẫu con dấu
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã bãi bỏ các quy định về hình ảnh, ngôn ngữ cấm sử dụng trong nội dung mẫu con dấu. Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần lưu ý không nên sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:
- Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam
Trên đây là nội dung mới nhất về con dấu doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới. Hiện nay các quy định về con dấu doanh nghiệp có phần thoải mái hơn nhiều so với Luật Doanh nghiệp 2014. Để được tư vấn chi tiết nhất, Quý Khách hàng có thể liên hệ ngay với Luật Vạn Phúc Lộc.
Quý khách vui lòng xem thêm tại đây: Dịch vụ đăng ký lập doanh nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể.
Cho mình hỏi ngủ tên của doanh nghiệp trên con dấu và trong điêu lệ khác nha thì có cần thấy đổi con dấu không? Xin cảm ơn