Hướng dẫn làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân

Rate this post

Hiện việc cấp thẻ căn cước công dân được triển khai ở 16 tỉnh thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TP.HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Vũng Tàu và Quảng Bình. Các địa phương khác vẫn cấp chứng minh thư như bình thường. Đến năm 2020, việc cấp thẻ căn cước công dân sẽ diễn ra đồng loạt ở các địa phương.

Nhìn chung thủ tục cấp thẻ căn cước đơn giản thời gian người dẫn chỉ cần đợi khoảng 10 phút sẽ hoàn tất thủ tục. Luật Vạn Phúc gửi tới bạn đọc trình tự thủ tục cấp thẻ Căn cước cho công dân.

Người được cấp thẻ Căn cước công dân

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân quy định “Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ Căn cước công dân”. Cơ sở để tính tuổi làm thẻ căn cước được căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó.

Trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước công dân

1. Tiếp nhận hồ sơ

  • Chuẩn bị sổ hộ khẩu bản gốc,
  • Tiến hành viết tờ khai theo mẫu.

2. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp thẻ Căn cước công dân

  1. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin, người dân sẽ nhận được giấy hẹn.

3. Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân

  • Việc cấp thẻ sẽ hoàn thành trong 7 ngày.

Làm thẻ căn cước công dân có mất phí không?

Theo Thông tư 170 quy định mức thu, nộp cấp, đổi thẻ căn cước công dân do Bộ Tài chính ban hành, người từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ không phải nộp phí. Nhà nước không thu phí đổi thẻ đối với người đủ 25, đủ 40 và đủ 60 tuổi. 

Người dân khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ sẽ phải trả phí. Cụ thể, phí đổi thẻ là 50.000 đồng, cấp lại là 70.000 đồng.

Người dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; biên giới; huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định. Trường hợp là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo không phải nộp lệ phí đổi thẻ căn cước công dân.

Với công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa cũng thuộc trường hợp được miễn phí khi đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Lưu ý: Thẻ chứng minh thư 9 số vẫn còn giá trị sử dụng thì người dân không nhất thiết phải đổi sang thẻ căn cước công dân 12 số. 

bắt buộc đổi san thẻ căn cước không? đổi thẻ căn cước khó không? the can cuoc là gi, lam cap the can cuoc o dau? thoi gian lam the can cuoc bao lau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat