Thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương

Rate this post

Căn cứ Luật doanh nghiệp thì “Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính”. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Luật Vạn Phúc Lộc hướng dẫn quý khách thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương

Chức năng của chi nhánh của doanh nghiệp

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương
Hướng dẫn thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương

Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh

Để tiến hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

Quý khách vui lòng xem thêm tại đây: Thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương

Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh của doanh nghiệp

1. Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Tên chi nhánh dự định thành lập;
  • Địa chỉ trụ sở chi nhánh;
  • Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh;
  • Thông tin đăng ký thuế; chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương
  • Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác  của người đứng đầu chi nhánh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh:

  • Đối với người Việt Nam: chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh 

Người đứng đầu chi nhánh hoặc người được ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chi nhánh.

Bước 2: Nhận kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, cơ quan này sẽ gửi công văn yêu cầu chỉnh sửa và bổ sung. Nếu hồ sơ hoàn thiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ được cấp giấy chứng nhận.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục để bắt đầu đưa chi nhánh vào hoạt động

  • Chi nhánh vừa thành lập cần công bố thông tin lên cổng thông tin quốc gia.
  • Đăng ký và công bố dấu mộc của chi nhánh.
  • Tiến hành việc kê khai thuế và đóng các loại thuế theo quy định.
  • Bảng hiệu của chi nhánh cần được làm và treo tại trụ sở của chi nhánh.
  • Chi nhánh tạo tài khoản ngân hàng và đăng ký chữ ký số cho mình. Ngoài ra, cần phát hành hóa đơn thuế VAT cho chi nhánh.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Lưu ý khi thành lập chi nhánh của doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải đăng ký tên cho chi nhánh, ngoài tên tiếng việt doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Địa chỉ chi nhánh

Địa chỉ trụ sở chi nhánh phải đầy đủ theo quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020. Trong đó, địa chỉ trụ sở chính không được đặt tại chung cư và phải có số nhà (nếu không có số nhà thì cần ghi thửa đất, số thửa hoặc số ô, số lô), tên đường, khu phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố.

Con dấu chi nhánh

Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của chi nhánh. Thông thường con dấu công ty sẽ bao gồm các nội dung như: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ.

Ngành nghề của chi nhánh

Ngành nghề của chi nhánh phải nằm trong phạm vi ngành nghề của trụ sở chính, tức có thể trùng hoặc ít hơn nhưng không được nằm ngoài những ngành nghề của trụ sở chính.

Phương thức hạch toán

Doanh nghiệp có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập cho chi nhánh của doanh nghiệp. Dưới đây là ưu, nhược điểm của 02 loại phương thức hạch toán trên:

Hạch toán độc lập:

  • Về thuế: chi nhánh chủ động xác định các chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế.
  • Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty và các chi nhánh khác trong cùng công ty.
  • Tự hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính,…
  • Phòng kế toán hay bộ phận kế toán là một đơn vị kế toán tuân thủ theo Luật kế toán.

Hạch toán phụ thuộc:

  • Chi nhánh chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty để cuối năm tiến hành hạch toán chung trong báo cáo tài chính.
  • Công ty tổng hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
  • Số liệu trong sổ sách của chi nhánh là một phần của sổ sách của công ty.
  • Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán của các chi nhánh.

Lưu ý: Người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày từ ngày có sự thay đổi thông tin đăng ký chi nhánh.

Dịch vụ thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương

Luật Vạn Phúc Lộc là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên viên, luật sư chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng:

  • Tư vấn pháp lý: Hỗ trợ khách hàng hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập chi nhánh, lựa chọn hình thức pháp lý phù hợp.
  • Soạn thảo hồ sơ: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
  • Nộp hồ sơ và theo dõi: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền và theo dõi quá trình giải quyết.
  • Nhận kết quả: Tiến hành các thủ tục để chi nhánh đi vào hoạt động.
  • Các dịch vụ đi kèm: Hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký thuế, khắc dấu, thuê văn phòng…

Trên đây là nội dung Thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương. Nếu quý khách chưa rõ hoặc có nhu cầu dịch vụ lập chi nhánh doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương vui lòng liên hệ Luật Vạn Phúc Lộc để được tư vấn cụ thể.

Quý khách vui lòng xem thêm tại đây: Dịch vụ lập chi nhánh doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat