Công văn hướng dẫn cách tính lãi truy thu, chậm đóng BHXH

4.2/5 - (10 bình chọn)

Vừa qua, Cơ quan Bảo hiểm Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành công số: 212/BHXH-QLT, về việc “hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thu và quy định cấp sổ BHXH, thẻ BHYT”, gửi các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Công văn, quy định cụ thể: thời hạn thông báo khi có thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh; thời hạn doanh nghiệp phải đóng tiền bảo hiểm xã hội; quy định cách tính lãi truy thu, chậm đóng.

  1. Phân cấp quản lý thu

Đơn vị mới thành lập đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu tại BHXH quận, huyện (gọi chung là BHXH quận) trên địa bàn đơn vị đóng trụ sở.

Khi đơn vị thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh thì chậm nhất 3 tháng phải thông báo với BHXH quận nơi đang tham gia, trường hợp thông báo chuyển sang địa bàn quận khác thì BHXH quận nơi đang tham gia sẽ tự động chuyển đơn vị đến BHXH quận nơi đơn vị có địa chỉ trú đóng mới để tiếp tục tham gia.

  1. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN

– Mức đóng BHXH hằng tháng bằng 26% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

Riêng đối tượng người hoạt động không chuyên trách phường, xã mức đóng BHXH hàng tháng vào quỹ hưu, tuất bằng 22% mức lương cơ sở trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 14%.

– Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%.

– Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%; ngân sách nhà nước hỗ trợ 1%.

Lưu ý: Từ 01/01/2016 đơn vị không giữ lại 2% mức tiền lương tháng đóng BHXH để chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng ốm đau, thai sản, dưỡng sức… sau khi đơn vị chuyển các chứng từ liên quan cơ quan BHXH sẽ chi trả trực tiếp cho người lao động.

  1. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN

  2. Phương thức đóng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Lưu ý: Khi lập ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền đơn vị phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí: tên đơn vị, mã đơn vị tham gia BHXH, nội dung nộp tiền.

  1. Tính lãi truy thu, chậm đóng

Đơn vị chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 2 lần lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất kỳ hạn liền kề trước 9 tháng.

Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền phải thu bằng 2 lần lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm số tiền phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

Công thức tính lãi quy định tại Điều 41 và Điều 42 Quyết định 959/QĐ-BHXH.

Cơ quan BHXH sẽ tự động tính lãi chậm đóng và ghi nhận vào Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (mẫu C12-TS).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat