Bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp FDI

5/5 - (5 bình chọn)

Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam có nhu cầu bổ sung quyền nhập khẩu hàng hóa, quyền xuất khẩu hàng hóa, quyền phân phối bán buôn bán lẻ hàng hóa thì cần phải thực hiện điều chỉnh bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa. Trong bài viết hôm nay, Luật Vạn Phúc Lộc sẽ chia sẻ nội dung liên quan đến Bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp FDI. Cùng theo dõi nhé!

 

Căn cứ pháp lý về bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu

  • Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thông tư 34/2013/TT-BCT công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.

Hiểu rõ hoạt động ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty có vốn nước ngoài

Đối với hoạt động thương mại của công ty vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện các hoạt động sau:

Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.

Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.

Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.

Quy trình bổ sung quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn của doanh nghiệp fdi

  • Bước 1: Bổ sung ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Bước 2: Thực hiện điều chỉnh mục tiêu dự án trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể điều chỉnh bổ sung quyền nhập khẩu, quyền phân phối, quyền xuất khẩu.

Lưu ý điểm mới khi bổ sung quyền thương mại theo quy định mới từ năm 2018

Với quy định trước đây khi bổ sung quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu quyền phân phối bán buôn doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện xin phép cho từng mặt hàng có mã HS cụ thể. Hiện nay doanh nghiệp được phép “thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn các hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không thuộc diện hạn chế theo cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Với quy định này nới lỏng rất nhiều cho doanh nghiệp được phép nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối tất cả các mặt hàng. Doanh nghiệp chỉ lưu ý trước khi phép nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối kiểm tra xem thuộc danh mục cấm hay không. Doanh nghiệp không cần phải xin bổ sung mã hs code nhiều lần như trước đây.

Đặc biệt doanh nghiệp chỉ thực hiện bổ sung quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn thì không cần phải xin giấy phép kinh doanh của sở công thương cấp trừ các mặt hàng Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam; Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù thì vẫn cần xin giấy phép kinh doanh.

Thời gian thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu công ty nước ngoài

Đối với 2 công việc trên thì thời gian thực hiện dịch vụ là 20 – 30 ngày làm việc kể từ ngày quý khách cung cấp đầy đủ hồ sơ.

Các công việc chúng tôi thực hiện khi cung cấp dịch vụ

  • Thực hiện tư vấn các quyền nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
  • Tư vấn để quý khách lựa chọn bổ sung ngành nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của quý khách.
  • Soạn thảo và đại diện ủy quyền quý khách thực hiện nộp và nhận kết quả thủ tục bổ sung ngành nghề thương mại tại phòng đăng ký kinh doanh.
  • Soạn thảo và đại diện ủy quyền quý khách thực hiện nộp và nhận kết quả thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại sở Kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp nơi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho quý khách.
  • Đối trường hợp doanh nghiệp thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép kinh doanh do sở Công thương cấp chúng tôi thực hiện soạn thảo hồ sơ xin giấy phép kinh doanh và hỏi ý kiến bộ thương thương.

Địa điểm cung cấp dịch vụ bổ sung hoạt động xuất nhập khẩu, phân phối bán buôn công ty nước ngoài

Hiện tại chúng tôi cung cấp dịch cho các doanh nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, tỉnh Long An. Quý khách có nhu cầu dịch vụ vui lòng liên hệ để được tư vấn thêm và báo giá đối với trường hợp cụ thể.

Trên đây là nội dung Bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp FDI. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Luật Vạn Phúc Lộc để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất nhé!

Quý khách vui lòng xem thêm tại đây: Trình tự thủ tục thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat