Ly hôn là một thủ tục pháp lý được giải quyết tại Tòa án. Vợ, chồng có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn theo hình thức ly hôn đơn phương. Cũng có thể lựa chọn việc ly hôn theo hình thức thuận tình ly hôn nếu vợ chồng đồng thuận và cùng nhau ký vào đơn ly hôn. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng hiểu hết bản chất của việc thuận tình ly hôn. Hồ sơ thuận tình ly hôn gồm những gì? Thuận tình ly hôn nộp đơn ở đâu? ….., Bài viết này sẽ làm rõ những nội dung này cho Quý đọc giả.
Nội dung bài viết
I. Điều kiện thuận tình ly hôn
- Vợ chồng thỏa thuận và thống nhất được với nhau về việc ly hôn, về việc nuôi con, cấp dưỡng cho con và thống nhất được về cách thức phân chia tài sản.
- Vợ chồng cùng nhau ký vào đơn ly hôn.
II. Hồ sơ thuận tình ly hôn
Hồ sơ thuận tình ly hôn gồm những gì? VPL sẽ gợi ý ngay cho các bạn đây.
- Đơn ly hôn.
- Giấy đăng ký kết hôn.
- Giấy tờ chứng minh về tài sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ xe, sao kê tài khoản ngân hàng, …..).
- Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của Tòa án.
III. Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn mất bao lâu
Ưu điểm của thuận tình ly hôn là nhanh, bởi thời gian giải quyết ly hôn thuận tình thường ngắn hơn rất nhiều so với thời gian giải quyết ly hôn theo phương thức ly hôn đơn phương. Thông thường việc ly hôn thuận tình chỉ mất thời gian từ 1 đến 2 tháng tính từ ngày Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
IV. Thủ tục ly hôn thuận tình
Cặp vợ chồng nào cũng biết nếu cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc thì ly hôn, nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng biết về quy trình giải quyết ly hôn. Thuận tình ly hôn nộp đơn ở đâu, nộp đơn tại Tòa án hay Ủy ban nhân dân.
Theo quy định, khi vợ chồng muốn ly hôn có thể nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
Trong quá trình giải quyết ly hôn thuận tình, Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải. Thay vào đó, Tòa án sẽ mở phiên họp giải quyết việc ly hôn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
V. Án phí phải nộp cho Tòa án khi ly hôn thuận tình
Theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH quy định về mức án phí phải nộp khi ly hôn thuận tình thì mỗi bên vợ chồng phải chịu 50% mức án phí.
VI. Dịch vụ thuận tình ly hôn tại Bình Dương
Bình Dương tỉnh có nền kinh tế ngày càng phát triển, trong những năm qua tỉnh Bình Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều khu công nghiệp được thành lập. Bình Dương thu hút lớn lượng lao động từ các tỉnh khác đổ về. Theo thống kê của ngành tòa án thì lượng án ly hôn tỉnh Bình Dương ngày càng tăng về số lượng án. Có nhiều vụ án ly hôn do những mâu thuẫn vợ chồng nhỏ nhặt. Đặc biệt các đối tượng xin ly hôn ngày càng trẻ, có những cặp vừa đăng ký kết hôn 2 tuần đã làm đơn xin li hôn với ly do không hơp nhau.
Trong quá trình tư vấn ly hôn ở Bình Dương chúng tôi thấy các tình huống ly hôn rất đa dạng và có 1 số điểm chung vợ chồng thường trú ở quê không đăng ký tạm trú tại Bình Dương dẫn đến phải về quê giải quyết do bên chồng hoặc vợ đang ở quê. Vợ chồng bị mất giấy tờ kết hôn, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh của con khách hàng không biết xử lý thế nào? chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết những khó khăn.
Luật Vạn Phúc có đội ngũ luật sư giỏi chuyên tư vấn giải quyết ly hôn cho khách hàng tại thành phố Thủ Dầu Một, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng, thành phố Dĩ An, huyện Phú Giáo, thị xã Tân Uyên, thành phố Thuận An.
VPL cung cấp gói dịch vụ thuận tình ly hôn nhanh gọn, hiệu quả, gói dịch vụ gồm những nội dung sau:
- Bạn đang đi làm không thể xin nghỉ nhiều ngày nên cần Luật sư giải quyết nhanh chóng ly hôn. Chúng tôi giúp được bạn vấn đề này trong việc chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thuận tình ly hôn. Chúng tôi giải quyết giúp bạn hạn chế đi lại, và rút ngắn thời gian giải quyết.
- Tâm lý chung của mọi người nghĩ thuê luật sư giải quyết ly hôn sẽ tốn kém. Thấu hiểu nỗi lo này của khách hàng chúng tôi cung cấp dịch vụ ly hôn trọn gói nhanh hiệu quả với phí dịch vụ hợp lý. Thấp hơn chi phí mà bạn phải nghĩ việc để đi tới đi lui tại tòa án để giải quyết công việc. Hãy liên hệ với chúng tôi để báo giá ưu đãi nhất.
- Bạn được tư vấn miễn phí về pháp lý liên quan đến việc ly hôn thuận tình.
- Bạn được tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cần thiết để nộp tại Tòa Án. Luật sư sẽ kiểm tra hồ sơ đã đủ và chính xác thì mới nộp cho tòa.
- Soạn đơn ly hôn miễn phí, bản tự khai và những văn bản tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
- Đại diện thay mặt khách hàng nộp đơn, nộp tiền tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý vụ án, nhận kết quả giải quyết.
- Hướng dẫn khách hàng những thủ tục cần thiết phải thực hiện tại Tòa án.
‘LY HÔN THUẬN TÌNH LÀ GÌ?
Khái niệm thuận tình ly hôn được quy định rõ trong luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau: Ly hôn thuận tình là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.(Điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình 2014).
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC LY HÔN THUẬN TÌNH?
Về điều kiện thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn cần đáp ứng các điều kiện về mặt nội dung, hình thức, điều kiện về sự thỏa thuận các bên về vấn đề ly hôn cụ thể:
- Hai bên thật sự tự nguyện y hôn
- Hai bên đã thảo thuận được với nhau về việc chia hoặc không cha tài sản, việc trông nom con, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
- Sự thảo thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
- Đối với trường hợp các bên chỉ tranh chấp một các vấn đề về tài sản, nuôi con, tình cảm, Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung về ly hôn đơn phương.
THỦ TỤC, HỒ SƠ THUẬN TÌNH LY HÔN GỒM NHỮNG GÌ?
Khi chuẩn bị hồ sơ ly hôn thuận tình cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
- Đơn ly hôn(theo mẫu): Đơn ly hôn thuận tình phải được soạn thảo đầy đủ các nội dung mà tòa án yêu cầu
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
- CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.
- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật
Lưu ý:
- Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tới Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình tại tòa án được gọi tên chính xác về mặt pháp lý là “đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”.
- Về nguyên tắc mẫu đơn có thể viết tay, đánh máy.
CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT LY HÔN THUẬN TÌNH.
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng (trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh).
Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Toà án cho người đã nộp đơn;
Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án (Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).
Bước 4: Tòa án tiến hành thực hiện hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành Tòa án tiếp tục giải quyết theo quy định.
Bước 5: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 6: Tòa án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn (Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay).
THUẬN TÌNH LY HÔN MẤT BAO LÂU?’
Căn cứ Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu, theo đó:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
- Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Trường hợp người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự. Hết thời hạn quy định mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.
- Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:
- Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
- Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự;
- Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
- Thời hạn Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự kể từ ngày ra quyết định 15 ngày.
Thời gian để giải quyết thuận tình ly hôn từ khoảng 2-3 tháng, nhưng cũng sẽ tùy vào từng trường hợp trên thực tế thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn khoảng 1 tháng.
LY HÔN THUẬN TÌNH KHÔNG CẦN RA TÒA ĐƯỢC KHÔNG?
Giải quyết vụ việc thuận tình ly hôn không cần ra tòa hiện nay chưa có một quy định pháp nào quy định về vấn đề này. Do đó vợ chồng phải nộp đơn tại tòa án để được giải quyết.
Đây là mới là ý kiến đóng góp trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo như chúng ta thấy, việc thuận tình ly hôn khi các đơn sự ly hôn đáp ứng các điều kiện về thuận tình ly hôn tuy nhiên vẫn phải giải quyết tại Tòa án. Theo đó thời hạn chuẩn bị xét xử một vụ án ly hôn kéo dài từ 4-6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, thời hạn mở phiên tòa từ 1-2 tháng kể từ ngày quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp đủ điều kiện thuận tình ly hôn thì Tòa mới ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa. Như vậy để giải quyết một vụ việc thuận tình ly hôn cũng phải mất thời gian từ 2-3 tháng.
Chính vì vậy việc đơn giản hóa về mặt thủ tục hành chính cũng như giúp các cặp vợ chồng thuận tình ly hôn bớt được cảnh nặng nề khi ra tòa. Các luật gia cho rằng: Với những cặp vợ chồng thuận tình trong ly hôn và không có tranh chấp về tài sản, con cái thì có thể giải quyết việc ly hôn thông qua thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch. Hành chính hóa giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn và không có tranh chấp về con cái, tài sản là rất cần thiết. Do đó, việc sửa luật theo hướng này sẽ là bước đột phá hành chính rất lớn vì việc giải quyết ly hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ đơn giản hơn nhiều so với giải quyết tại Tòa án. Đó cũng là một phương án nhằm giảm quá tải nhiều cho ngành Tòa án.
Tuy nhiên, về những tranh chấp phát sinh hậu ly hôn với trình độ của cán bộ tư pháp cấp xã như hiện nay chưa thật sự đủ sức giải quyết nhất là vấn đề thuận tình ly hôn được giải quyết tại cơ quan đăng ký hộ tịch còn là vấn đề rất mới ở nuớc ta hiện nay. Theo đó nhà nước đang ngày một nâng cao trình độ chuyên môn của các cơ quan cấp xã để phù hợp với những thay đổi tiếp theo của quy định pháp luật.
LY HÔN THUẬN TÌNH TRONG TRƯỜNG HỢP VẮNG MẶT ĐƯƠNG SỰ?
Đối với trường hợp ly hôn thuận tình, mặc dù đã cùng nhau thỏa thuận, cùng nhau đồng ý ly hôn, tuy nhiên cũng có thể vì một lý do nào đó mà một trong hai bên vắng mặt tại phiên tòa, phiên họp ly hôn. Điều này có thể được giải quyết khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định về việc ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt. Theo đó có 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Vắng mặt trong giai đoạn hòa giải:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thủ tục hòa giải tại Tòa án sau khi Tòa án tiến hành thụ lý đơn ly hôn là một thủ tục bắt buộc không kể đó là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương. Cụ thể quy định tại Điều 54. Hòa giải tại Tòa án:
“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Thủ tục hòa giải tại Tòa án sẽ tuân theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể thủ tục hòa giải sẽ tuân thủ theo nguyên tắc sau: Điều 206 BLTTDS 2015. Nguyên tắc tiến hành hòa giải:
“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Căn cứ vào Điều 207 BTTDS năm 2015: Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được.
“1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”
Theo quy định trên thì nếu như 1 bên vợ hoặc chồng vắng mặt tại buổi hòa giải nhưng có lý do chính đáng hoặc đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt thì vụ việc hòa giải sẽ không thể tiến hành được . Tuy nhiên, việc ly hôn vẫn sẽ tiến hành như bình thường theo đúng quy định của pháp luật vì theo quy định tại khoản 1, Điều 205 bộ luật tố tụng dân sự thì: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.”
- Trường hợp 2: Một trong hai bên đượng sự vắng mặt tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự
Việc vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự được căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 367 BLTTDS 2015 như sau:
“Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.”
Về việc xét xử vắng mặt:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về sự có mặt của đương sự như sau:
Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
“1/ Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
2/ Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.”
Như vậy, Tòa án chỉ công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự khi một bên vắng mặt nếu người đó có Đơn xin xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp vợ chồng cùng thuận tình ly hôn nhưng một bên không chịu lên Tòa làm việc mà cũng không có Đơn xin xét xử vắng mặt. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Về chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung.
Tuy nhiên, khi ly hôn thuận tình nhưng một trong hai bên vắng mặt thì sẽ gặp khó khăn khi giải quyết. Nên trong trường hợp nên làm thủ tục đơn phương ly hôn để Tòa án giải quyết.
MỨC ÁN PHÍ LY HÔN THUẬN TÌNH BAO NHIÊU?
Án phí ly hôn theo quy định của pháp luật là 300.000 đồng đối với vụ việc ly hôn không liên quan đến quan hệ tài sản. Nếu liên quan đến việc phân chia tài sản thì phải chịu thêm án phí tương ứng với tỉ lệ tài sản. theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
Bài viết liên quan: