Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự cho khách sạn, nhà nghỉ

Rate this post

Để khách sạn, nhà nghỉ đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần đăng ký giấy phép an ninh trật tự. Vậy đăng ký giấy phép an ninh trật tự như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Luật Vạn Phúc Lộc sẽ phân tích các quy định liên quan đến Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự cho khách sạn, nhà nghỉ. Cùng theo dõi để tham khảo nhé!

Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ có bắt buộc phải đăng ký giấy phép an ninh trật tự không?

Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.

Căn cứ theo Điều 49 Luật Du lịch 2017, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự được quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Do đó, khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, bạn cần phải đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự.

Điều kiện xin giấy phép an ninh trật tự dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, điều kiện xin giấy phép an ninh trật tự của nhà nghỉ, khách sạn như sau:

  1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  2. Người chịu trách nhiệm đứng tên giấy phép an ninh tật tự phải có nhân thân tốt;
  3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
  4. Trường hợp kinh doanh dịch vụ lưu trú đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cần có phương án bảo đảm an ninh, trật tự. Nội dung phương án bảo đảm an ninh, trật tự gồm:
  • Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;
  • Biện pháp thực hiện;
  • Lực lượng phục vụ thường xuyên;
  • Phương tiện phục vụ;
  • Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
  • Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
  • Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

Hồ sơ cấp xin cấp giấy phép an ninh trật tự kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn tại Bình Dương, Đồng Nai

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
    • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp;
    • Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
    • Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
    • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh;
  • Bản khai lý lịch và kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.

Quy trình xin cấp giấy phép an ninh trật tự

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy nơi doanh nghiệp dự định kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô của nhà nghỉ, khách sạn mà doanh nghiệp sẽ cần thực hiện thủ tục để ra Biên bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy hay Giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Sau khi đã đáp ứng điều kiện về phòng cháy chữa cháy thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ (gồm các thành phần như Luật Vạn Phúc Lộc vừa nêu) đến cơ quan công an nơi doanh nghiệp dự định kinh doanh. Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.

Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm:

  1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
  2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp.

Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn.

  1. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
  2. Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau. Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau:
  • Đối với khách lưu trú là người Việt Nam, nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại;
  • Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an.

5. Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.

6. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng.

7. Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp, nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an.

Trên đây là nội dung Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự cho khách sạn, nhà nghỉ. Nếu Qúy khách có nhu cầu về dịch vụ xin giấy phép an ninh tật tự cho nhà nghỉ, khách sạn vui lòng liên hệ với Luật Vạn Phúc Lộc để được tư vấn và báo giá.

Quý khách vui lòng xem thêm tại đây: Xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ ở Bình Dương, Đồng Nai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat