Kinh nghiệm kiểm tra bảng cân đối số phát sinh trước khi báo cáo tài chính

Rate this post

Phạm vi trong bài viết này thì chắc không thể đi sâu nhưng là một số gạch đầu dòng sơ khai, để các bạn có thể triển khai đi sâu hơn vào bộ sổ sách, chứng từ của mình. Nguyên tắc cơ bản của một BCTC đúng không đơn giản chỉ là “lập và trình bày” đúng các chỉ tiêu trên BCTC, nó chỉ là cái mặt tiền, còn ẩn sau những chỉ tiêu đó phải là:

1- Chứng từ đúng
2 – Hạch toán đúng và
3 – Trình BCTC bày đúng

Trong năm hạch toán là đi xuôi, nghĩa là từ lập chứng từ => hạch toán => lập BCTC.

Nay ta đi soát xét thì đi ngược lại nhé, từ BCTC, cụ thể là từ bảng cân đối phát sinh

Ví dụ:

111 – đúng quỹ chưa?

2. 112 – dư khớp sổ phụ ngân hàng chưa?

3. 131 – đúng với bảng tổng hợp phát sinh công nợ phải thu chưa? Đi tiếp từng đối tượng công nợ đã khớp đối chiếu công nợ từng đối tượng chưa?

4. 331 – tương tự giống 331 – kiểm tra đúng bảng tổng hợp công nợ phải trả, đi tiếp đối chiếu với từng người bán công nợ đúng thực phải trả không?

5. Tương tự 131, 331 là các đầu tài khoản phải thu, phải trả khác như: 138, 338, 141 … phải đảm bảo số dư đúng của từng đối tượng. Nhiều bạn sử dụng các tài khoản này như một khoản trung gian để tổng tất cả những gì khó hiểu, những gì ko rõ đối tượng vào đây, và cuối năm chẳng cần biết nó đúng hay sai thì đó là một lưu ý cần phải xem xét.

6. 142, 242, 211, 214 : Số dư phải khớp với bảng tính và phân bổ chi phí trả trước, khấu hao TSCĐ. Có nhiều bạn lập bảng tính mà ko cần biết giá trị cuối kỳ của nó có đúng trên cân đối không, cứ thế tự nhiên đồng ý.

7. TK133: Nếu còn số dư được khấu trừ phải khớp với tờ khai của tháng 12 hoặc quý IV. T/h lệch các bạn luôn phải biết lý do để kỳ sau hạch toán hoặc điều chỉnh. Trường hợp tờ khai cuối cùng của năm là phải nộp, số dư TK này sẽ bằng không.

8. TK33311: Tạm gọi doanh nghiệp không nợ thuế, thì số dư tài khoản này chỉ có thể có số dư của tờ khai cuối cùng trong t/h công ty phải nộp thuế, và sẽ đúng với số nộp vào tháng 1 của năm sau. T/h doanh nghiệp nợ thuế, hoặc nộp thừa các bạn luôn phải xác nhận được số thuế dư có của tài khoản này là chính xác là của những kỳ thuế nào. Nến có file theo dõi riêng cho khoản mục thuế này.

8. TK511 – Đảm bảo đúng với kê khai. Trường hợp không khớp kê khai thường các bạn phải giải thích được lý do, ví dụ: thanh lý tài sản thì hóa đơn đó được hạch toán vào TK711 nên doanh thu sẽ lệch của những hóa đơn thế này.

9. Các tài khoản tồn kho: 152, 156, 155, 154: số phát sinh, số dư phải khớp đúng với bảng tổng hợp hàng tồn kho của từng tài khoản. Cái này là dành cho các bạn sử dụng excel, còn phần mềm gần như là tự động đúng trừ khi một số trục trặc kỹ thuật.

10. TK3333, 33312: đảm bảo số dư còn lại là của chính xác những tờ khai nào. Vì thường thuế nhập khẩu, VAT nhập khẩu sẽ nộp chính xác cho từng tờ khai, nên việc lệch lạc là ít t/h xảy ra. T/h lệch nhất thiết phải giải thích cụ thể của từng tờ khai để có cách xử lý.

11. TK3334: tương tự, các bạn luôn xác nhận được số dư thực tế đúng với việc nộp thiếu, hoặc nộp thừa thực tế.

12. TK3338 – Phần thuế môn bài các bạn nên hạch toán qua TK này để kiểm soát việc nộp thuế môn bài.

13. TK334, 3383, 3384.. : lương + BHXH: Thường thì các bạn nên có file theo dõi và tổng hợp các chỉ tiêu lương, bảo hiểm để check một cách nhanh chóng với các chỉ tiêu phát sinh của các tài khoản này để đảm bảo tổng phát sinh của các tài khoản này là chính xác. Đặc biệt tổng phát sinh TK334 khớp hoặc không khớp đúng với tờ khai quyết toán thuế TNCN năm, phải luôn có file theo dõi và giải thích việc chênh lệch giữa hạch toán và quyết toán.

14. TK311,341: số dư phải khớp đúng với bảng tổn hợp các khế ước, hợp đồng vay. Và đi chi tiết từng hợp đồng vay, khế ước vay phải dư đúng tại 31/12.

15. Và nếu là excel, các bạn nên nhìn tổng phát sinh của bảng cân đối tài khoản này với tổng phát sinh của NKC. Một lưu ý nhưng không thừa, không nên chủ quan cho dù hành động này ít khi sai sót.

Đây chỉ là bước soát cuối cùng sau khi đã soát theo con đường đi xuôi rồi nhé. Nghĩa là kiểm soát sau cùng. Và trước khi chốt hạ các bạn nên đảm bảo từng chỉ tiêu trên bảng cân đối phát sinh nằm trong tầm kiểm soát của bản thân mình nhé.

Chúc các bạn có một cái tết vui & hoàn thành BCTC nhanh gọn và thoải mái với công việc của mình.

‪Nguồn: Bài viết của bạn Khổng Minh chia sẻ ở Group Fb/Webketoan

Xem thêm: Hướng dẫn quyết toán thuế Thu nhập cá nhân 2015

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat