Một số điểm mới của Luật Thanh tra mới nhất

Rate this post

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thanh tra số 11/2022/QH15, Luật Thanh tra mới ban hành gồm 8 Chương, 118 Điều, (tăng 40 điều, 1 chương so với Luật Thanh tra năm 2010).
​Một số điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 như sau:
– Về việc thành lập Thanh tra sở, theo đó Thanh tra sở được thành lập trong các trường hợp: tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ; tại sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao (Điều 26. Vị trí, chức năng của Thanh tra sở).
– Về xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước, hoặc giữa các cơ quan thanh tra tại địa phương, Luật Thanh tra năm 2022 đã có những quy định cụ thể để xử lý vấn đề này (Điều 55. Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra).
Việc xử lý chồng chéo còn quy định từ khâu lập kế hoạch. Nếu như trước kia việc lập kế hoạch còn mang tính riêng rẽ, độc lập thì nay kế hoạch thanh tra được tập trung về các đầu mối, ví dụ tại tỉnh chỉ có một kế hoạch thanh tra chung của tỉnh (gồm kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở và kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện). (Điều 45. Xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra).
– Quy định thanh tra nhân dân cũng đã được tách ra khỏi nội dung Luật Thanh tra năm 2022 và đã được điều chỉnh tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội thông qua cùng với Luật Thanh tra năm 2022.
– Luật Thanh tra năm 2022 cũng ban hành nhiều quy định mới về: hoạt động thanh tra; quy định về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và giám sát hoạt động đoàn thanh tra; quy định về ban hành kết luận thanh tra,…
Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2023.
Mời quý bạn đọc cùng theo dõi Luật Thanh tra năm 2022 dưới đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat