Báo cáo về định hướng xây dựng Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước (sửa đổi) của Bộ Tư pháp vừa công bố đã đề cao quyền được bồi thường của công dân.
Quy định cụ thể việc xin lỗi dân
Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bồi thường nhà nước, thành viên Ban soạn thảo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước (sửa đổi), cho biết, dự luật này sẽ được sửa đổi theo hướng xác định lại phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước; thiệt hại được bồi thường, cơ quan bồi thường; trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường; kinh phí bồi thường, thủ tục chi trả; và trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm kỷ luật.
Tinh thần của dự luật, theo ông Bốn, là cải cách triệt để thủ tục hành chính trong việc giải quyết bồi thường của cơ quan nhà nước nhằm mục đích giải quyết bồi thường một cách thực chất. Theo đó, dự luật sẽ quy định các nguyên tắc cụ thể giúp giải quyết nhanh chóng, kịp thời việc yêu cầu bồi thường; hạn chế tối đa chi phí trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường cho người bị thiệt hại.
Đặc biệt, để tạo thuận lợi cho việc xác minh, thương lượng giá trị thiệt hại được bồi thường, nhất là những trường hợp khó xác minh thiệt hại hoặc người bị thiệt hại không thể cung cấp các tài liệu, chứng cứ thì dự luật dự kiến sẽ quy định cụ thể định mức cho một số thiệt hại được bồi thường (quy định mức tối đa, tối thiểu làm cơ sở xác định thiệt hại được bồi thường).
Cũng theo ông Bốn, để bảo đảm quyền được khôi phục danh dự của người dân bị oan, sai, dự luật dự kiến sẽ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thành phần tham gia việc tổ chức xin lỗi, cải chính công khai trong quá trình khôi phục danh dự. “Việc quy định cụ thể, rõ ràng trình tự, thủ tục này sẽ góp phần tránh tình trạng làm qua quýt, lấy lệ với hoạt động xin lỗi, cải chính công khai như một số trường hợp trong thời gian vừa qua”, ông nói.
Ngoài ra, dự luật cũng bổ sung hình thức xin lỗi công khai đối với trường hợp công dân bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trái pháp luật…
Cấp phép xây dựng sai phải bồi thường (xin cấp giấy phép tại bình dương)
Theo Ban soạn thảo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước (sửa đổi), dự luật sẽ quy định về [sự ra đời] một cơ quan chuyên thực hiện việc bồi thường nhà nước. Dự kiến cơ quan bồi thường nhà nước này được tổ chức và quản lý tập trung, thông nhất theo hai cấp: ở trung ương cơ quan này thuộc Bộ Tư pháp; ở địa phương thì giao đầu mối giải quyết bồi thường cho phòng chuyên môn của Sở Tư pháp.
Tuy nhiên, ông Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, cho rằng Bộ Tư pháp nên thay mặt nhà nước đứng ra làm tất cả các thủ tục và hướng dẫn cho người dân thủ tục bồi thường, kể cả việc chi trả cho người được bồi thường. Ông Thể đề xuất lập một Quỹ bồi thường và thống nhất đầu mối cơ quan bồi thường tại Bộ Tư pháp. xin cấp giấy phép tại bình dương
Góp ý cho định hướng xây dự dự luật, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Doãn Khánh lưu ý: dự luật phải đảm bảo quyền con người, quyền công như tinh thần của Hiến pháp và các Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự… vừa được Quốc hội thông qua.
Theo đó, ông Khánh đề nghị đưa vào dự luật các trường hợp nhà nước phải bồi thường đó là: việc cấp phép xây dựng sai gây thiệt hại; xác định năng lực tài chính sai gây thiệt hại; hành vi cơ quan nhà nước đóng dấu chứng thực sai dẫn đến thiệt hại.
Đồng quan điểm với ông Khánh, luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng dự luật cần ghi nhận tất cả những vấn đề phát sinh trong thực tiễn để có những quy định rõ ràng, cụ thể, bảo đảm quyền lợi cho người dân. xin cấp giấy phép tại bình dương
Theo thesaigontimes
Bài viết liên quan: