Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp 120 câu hỏi về BHXH, BHYT

Rate this post

Từ 9h00 đến 11h00 sáng 03/11/2016, BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT trên Trang tin điện tử (Website) BHXH Việt Nam.

Khách mời tham gia chương trình gồm: Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn; đại diện lãnh đạo và chuyên gia các đơn vị: Thực hiện chính sách BHXH, Thực hiện chính sách BHYT, Sổ – Thẻ, Thu… Dưới đây là nội dung của buổi giao lưu:

Câu 112: Bạn đọc từ địa chỉ email: nguyenha.action@gmail.com hỏi:

Đơn vị tôi là Công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, từ năm 2015 trở về trước đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định (Nghị định 205/2004). Căn cứ Công văn số 4333/LĐTBXH-BHXH ngày 26/10/2015 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện BHXH đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, từ ngày 01/01/2016 trở đi thực hiện đóng, hưởng BHXH theo quy định Bộ Luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trong năm 2015 và 2016, đơn vị tôi có trường hợp người lao động mắc bệnh phải chữa trị bệnh dài ngày. Thời gian điều trị đợt 1 từ ngày 01/10/2015 đến tháng 25/04/2016 và đợt 2 từ ngày 12/5/2016 đến 31/7/2016 (từ 26/4/2016 đến 11/5/2016 người lao động vẫn nghỉ ốm nhưng không có hồ sơ chứng từ). Khi tôi làm hồ sơ đề nghị cơ quan BHXH thanh toán chế độ ốm đau dài ngày cho người lao động thì được cơ quan BHXH thanh toán đủ số ngày nghỉ ốm theo quy định nhưng số tiền thanh toán được cơ quan BHXH cụ thể như sau:

Hệ số lương của người lao động trước khi nghỉ việc hưởng BHXH là: 2,65.

* Đợt 1: Từ 01/10/2015 đên 25/4/2016.

– (2,65 x 1.150.000) x 5 tháng x 75% = 11.428.100 đồng.

– (2,65 x 1.150.000) /24 x 25 ngày x 75% = 2.380.800 đồng.

* Đợt 2: từ 12/5/2016 đến 31/7/2016.

– (2,65 x 1.150.000) x 2 tháng x 75% = 4.571.300 đồng.

– (2,65 x 1.150.000) / 24 x 20 ngày x 75% = 1.904.700 đồng.

Tổng số tiền cơ quan BHXH thanh toán:

(11.428.100 + 2.380.800 + 4.571.300 + 1.904.700) = 20.284.900 đồng.

Thực hiện theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.150.000 lên 1.210.000; Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chế độ BHXH thực hiện theo Luật BHXH.

Như vậy người lao động đơn vị tôi  đang hưởng lương theo hệ số lương do Nhà nước quy định, khi có thay đổi về tiền lương sao không được thực hiện điều chỉnh tiền lương từ 1.150.000 lên 1.210.000?

Chế độ thai sản:

Tương tự như chế độ ốm đau. Ngày 01/5/2016, đơn vị tôi có cô Nguyễn Thị An, nghỉ sinh con. Tháng 6/2016 đơn vị làm thủ tục thanh toán chế độ thai sản cho người lao động và được cơ quan BHXH xét duyệt cụ thể như sau:

– Tiền lương của cô An trước khi nghỉ việc.

Tháng 11 đến 12/2015: 2,65

Tháng 01 đến 04/2016: 3.000.000 đồng.

– Tiền lương cơ quan BHXH thanh toán:

(2,65 x 1.150.000) x 2 = 6.095.000 đồng.

3.000.000 x 4 = 12.000.000 đồng.

Lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc: (6.095.000 + 12.000.000) = 18.095.000 đồng/6tháng = 3.015.800 đồng.

– Chế độ thai sản: 3.015.800 x 6 + 2.420.000 = 20.514.800 đồng.

Thực hiện theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.150.000 lên 1.210.000; Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chế độ BHXH thực hiện theo Luật BHXH.

Như vậy 02 tháng 11 và 12 năm 2015, người lao động đơn vị tôi hưởng lương theo hệ số lương do nhà nước quy định và nghỉ sinh vào tháng 5/2016 sao không được tính tiền lương cơ sở 1.210.000?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 và Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ LĐ-TB&XH thì mức hưởng chế độ ốm đau, thai sản không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

Tại Điểm 1 Công văn số 2917/LĐTBXH-BHXH ngày 08/8/2016 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH kể từ ngày 01/5/2016: người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà  nước quy định bắt đầu hưởng chế độ ốm đau, thai sản hoặc dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ ngày 01/5/2016 trở đi thì mức hưởng được tính trên mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng.

Chế độ ốm đau:

Đối chiếu với quy định trên, trường hợp người lao động mắc bệnh phải chữa trị bệnh dài ngày của đơn vị Bạn, có thời gian điều trị đợt 2 từ ngày 12/5/2016 đến 31/7/2016. Nếu đơn vị Bạn thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà  nước quy định thì mức hưởng được tính trên mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng; nếu đơn vị Bạn không thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà  nước quy định thì không được điều chỉnh mức hưởng.

Chế độ thai sản:

Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hơp của bạn Nguyễn Thị An nghỉ sinh con từ ngày 01/5/2016 mức trợ cấp 01 lần khi sinh con được tính trên mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng. Nếu đơn vị Bạn thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà  nước quy định thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng.

Câu 111: Doanh nghiệp bị công ty người ngoài lừa chiếm đoạt vốn:

Một công ty cổ phần xây dựng đã tham gia thi công một nhà máy do người nước ngoài làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã dùng nhà máy đó để thế chấp vay tiền của Ngân hàng và ôm số tiền đó bỏ trốn, trong khi doanh nghiệp xây dựng kia chưa được thanh toán tiền thi công công trình và trên thực tế cũng chưa bàn giao công trình được mà đã bị thế chấp và bị ngân hàng giữ nhà máy đó.

– Trong trường hợp này, BHXH có thể hỗ trợ gì để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đồng thời cũng đảm bảo để doanh nghiệp có thể thanh toán được khoản nợ BHXH đó?

– Liệu doanh nghiệp đó có được phép chỉ nộp phần nợ BHXH gốc mà không bị tính lãi?

– Nếu được cần làm những thủ tục gì?

Cảm ơn anh/chị.

BHXH Việt Nam trả lời:

1. Căn cứ Luật BHXH năm 2014, trường hợp doanh nghiệp ông/bà hỏi bị công ty người nước ngoài lừa chiếm đoạt vốn nằm ngoài quy định của pháp luật về BHXH. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cơ quan BHXH kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều 1; Khoản 7, Khoản 10 Điều 2 Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 5/1/2016 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, trường hợp doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH, BH thất nghiệp từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng còn phải nộp tiền lãi tính trên số tiền và thời gian chậm đóng; BHXH Việt Nam không có thẩm quyền miễn giảm tiền lãi trốn đóng, chậm đóng của doanh nghiệp.

Câu 110: Gia đình tôi là hộ nghèo, tôi làm ở doanh nghiệp tư nhân. Tôi xin hỏi tôi có được đổi mã KCB để được hưởng theo hộ nghèo không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì tham gia BHYT theo nhóm đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 Luật BHYT và được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Theo đó, do Ông/Bà vừa là người lao động vừa là người thuộc hộ gia đình nghèo nên phải tham gia BHYT theo nhóm đối tượng người lao động và được hưởng quyền lợi theo mức hưởng của đối tượng người nghèo.

Câu 109: Bạn đọc từ địa chỉ email testtk66@gmail.com

Cho em hỏi là thẻ của em số DK264160030068, cháu ở ia peng, ia sol, Phú Thiện, Gia Lai. Em đc cấp thẻ miễn phí. Nhưng em đi học ở TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương. Em tạm trú được gần 2 năm rồi ạ! Từ 1/2016 có quyết định thông tuyến thì em không được khám ở bất cứ trạm y tế hay bệnh viện nào ở đây nữa. Vậy em phải làm gì để sử dụng thẻ ạ? Em rất hoang mang gọi điện cho quá trời bên BHYT Gia Lai, Bình Dương, Hà Nội mà họ kêu em phải về Gia Lai khám, hoặc về Gia Lai đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Cho em hỏi luôn là đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu ở Bình Dương có được không ạ và muốn đổi phải chờ hết 1 quý phải k ạ, vậy là em phải chờ tới sang năm 2017 mới được đổi đúng không?  Mong có giải đáp sớm ạ!

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điểm h, Khoản 3, Điều 12 Luật BHYT thì người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được ngân sách nhà nước cấp thẻ BHYT.

Tuy nhiên, do hiện nay em không đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Gia Lai nên em không thuộc diện tham gia BHYT theo đối tượng quy định tại Điểm h, Khoản 3, Điều 12 Luật BHYT mà em phải tham gia BHYT theo đối tượng HSSV và được đăng ký KCB ban đầu tại nơi đang học tập.

Câu 108: Bạn đọc từ địa chỉ email nampharco@gmail.com hỏi:

Thời gian vừa qua tôi có đi khám chữa bệnh BHYT ngoại trú và có sử dụng dịch vụ tiêm và truyền tĩnh mạch và đã được cơ quan BHXH thanh toán chi phí 2 dịch vụ này.

Tuy nhiên chi phí dây truyền dịch, kim luồn và kim bướm sử dụng khi thực hiện dịch vụ này chưa được thanh toán và bệnh viện có thu tiền của bệnh nhân khi sử dụng các loại vật tư này.

Xin hỏi như vậy có đúng quy định không?

Trân trọng cảm ơn.

BHXH Việt Nam trả lời:

Trong giá dịch vụ tiêm, tiêm truyền đã bao gồm dây, kim luôn, kim bướm, vì vậy việc bệnh viện thu thêm tiền của người bệnh là không đúng quy định.

Câu 107: Bạn Bùi Hoàng hỏi:

Tôi năm nay 45 tuổi, tôi đã có 17 năm đóng BHXH. Tôi làm việc khai thác than ở Quảng Ninh. Tôi xin hỏi, đến năm bao nhiêu tuổi thì tôi được nghỉ hưu? Tôi nghe nói chuẩn bị tăng tuổi nghỉ hưu thì tôi có bị tăng không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 54 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Người lao động từ đủ 50 đến 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò”.

Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp của Bạn nếu có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò (quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ LĐ-TB&XH) khi bạn đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH thì Bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Hiện chưa có quy định về tăng tuổi nghỉ hưu nên BHXH Việt Nam không có căn cứ để trả lời Bạn.

Câu 106: Bạn đọc từ địa chỉ email diem.nguyentruong@doosan.com hỏi:

Cho tôi hỏi, trong trường hợp tôi đóng BH theo diện công ty thuê lao động (công ty đóng 1 ít và người lao động đóng 1 ít)?

Tôi đã đóng BH được 5 năm, sau đó tôi nghỉ việc 6 tháng, và sau đó đi làm lại và tiếp tục đóng bảo hiểm trong vòng 6 tháng thì tôi sinh em bé.

Vậy trong trường hợp này tôi có được hưởng các chế độ bảo hiểm không? (vd: khám định kỳ, khi sinh có được dùng BHYT, và có được BHXH chi trả 6 tháng lương cơ bản như những người đóng liên tục không)?

Chân thành cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi mang thai, sinh con, đặt vòng tránh thai,… Riêng đối với trường hợp sinh con, nhận nuôi con nuôi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp của Bạn, nếu Bạn đang tham gia BHXH bắt buộc thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai. Khi bạn sinh con, nếu bạn đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau  khi sinh là 06 tháng; mức hưởng 01 tháng bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Về chế độ BHYT, theo quy định của Luật BHYT nếu bạn tham gia BHYT thì được thanh toán theo phạm vi, quyền lợi và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.

Câu 105: Bạn đọc từ địa chỉ email 0509ledung@gmail.com hỏi:

Công ty em là Công ty sản xuất, bắt buộc tất cả những người lao động đều phải tham gia BHXH.

Có một số trường hợp em chưa rõ, đó là những người trong độ tuổi lao động nhưng đang hưởng chế độ hưu trí (đối tượng nghỉ hưu trước tuổi) xin vào làm việc tại Công ty. Lúc này Công ty có phải tham gia BHXH cho họ không ạ?

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, theo đó trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Câu 104: Bạn đọc từ địa chỉ email vuthiluyentb@gmail.com hỏi:

Tôi có một thắc mắc nhỏ mong được các anh/chị giải đáp:

Bố tôi là Thủ quỹ UBND xã được gần 20 năm, năm nay bố tôi 55 tuổi. Trước đây bố tôi không được đóng BHXH. Theo Luật BHXH 2014, từ 1/1/2016, cán bộ không chuyên trách cấp xã như bố tôi được đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, khi hỏi cán bộ LĐTBXH xã phụ trách việc này thì được trả lời là không được đóng, mà chỉ đóng BHXH tự nguyện, đóng trước cho những năm còn thiếu cho đến tuổi về hưu. Xin BHXH trả lời giúp trường hợp của bố tôi có được đóng BHXH bắt buộc không? và đóng như thế nào, xã phải đóng bao nhiêu và bố tôi phải đóng bao nhiêu, bố tôi có được hưởng chế độ ốm đau khi đóng BHXH bắt buộc không hay chỉ có 2 chế độ hưu trí và tử tuất? Sau khi nghỉ hưu thì tiếp tục đóng như thế nào để được hưởng lương hưu? Xin BHXH trả lời giúp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn anh/chị.

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014; Khoản 3, Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;  Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, trường hợp bố của bạn là thủ quỹ UBND xã nằm trong các chức danh cán bộ không chuyên trách cấp xã theo định biên được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, được hỗ trợ tiền đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Khoản 3 Điều 86 Luật BHXH năm 2014 (không được hưởng chế độ ốm đau).

Câu 103: Bạn đọc từ địa chỉ email viethoabhxhpt@gmail.com hỏi:

Em muốn hỏi, Giám đốc Trung tâm dân số của huyện, thành thị có phải đóng BH thất nghiệp không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, trường hợp Giám đốc Trung tâm dân số của huyện là công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2012 thì không thuộc đối tượng tham gia BH thất nghiệp.

Câu 102: Bạn đọc từ địa chỉ email nguyenanhk99@gmail.com hỏi:

Tôi là kế toán công ty, công ty tôi có trên 50 lao động tham gia BHXH, trong tháng 5/2016 tôi có 01 lao động chấm dứt hợp đồng lao động (tự ý bỏ việc). Do tôi sơ suất nên chưa thực hiện báo giảm đóng BHXH, hôm nay ngày 18/8/2016 tôi mới làm thủ tục báo giảm lao động này từ 01/6/2016 có được hay không! và có cần thêm thủ tục gì không?

Xin chân thành cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Trường hợp này công ty ông/bà đã chậm báo giảm lao động tham gia BHXH, BHYT do vậy công ty ông/bà phải đóng BHYT đến hết tháng thực hiện báo giảm; hồ sơ thực hiện báo giảm lao động theo quy định tại Điều 22 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Câu 101: Bạn đọc từ địa chỉ email nguyenvanenough15@gmail.com hỏi:

Cho em hỏi, theo luật BHXH 2014 quy định “Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng BHXH”, “Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH cho người lao động”. Em là người sử dụng lao động, vậy thông tin về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp để em niêm yết công khai, hay như thế nào ạ? Và niêm yết vào đầu tháng 1 và tháng 6 hay muốn thời gian nào cũng được miễn là cách nhau 6 tháng ạ?

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật BHXH năm 2014, Tiết 1.3 Điểm 1 Điều 33; Tiết 3.7 Điểm 3 Điều 35 Quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, định kỳ 6 tháng người lao động được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng BHXH; định kỳ hàng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH; tháng 1 hằng năm ông/bà được nhận thông tin về việc đóng BHXH năm trước do cơ quan BHXH cung cấp qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc để niêm yết công khai.

Câu 100: Bạn đọc từ địa chỉ email minhchau22101992@gmail.com hỏi:

Đơn vị em là đơn vị hành chính sự nghiệp, có 10 viên chức và 70 lao động hợp đồng. Tháng 7/2016 có 1 viên chức về hưu trước tuổi nhưng chưa làm được sổ hưu vì đơn vị nợ tiền bảo hiểm tháng 6. Đến 8/8/2016 đơn vị em chuyển trả tiền bảo hiểm tháng 6/2016 nhưng bên bảo hiểm họ không đồng ý làm sổ hưu cho viên chức đó. Họ trả lời rằng đơn vị em mới nộp BHXH hết t5/2016 và BH thất nghiệp, BHYT đến tháng 8/2016. Vậy cho em hỏi là tại sao đơn vị em chuyển tiền BHXH t6/2016 mà bảo hiểm lại hạch toán BHYT, BH thất nghiệp đến tận tháng 8/2016 mà BHXH chỉ đến tháng 05/2016? Xin nhờ BHXH Việt Nam trả lời giúp em.

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Khoảng 2 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, khi đơn vị ông/bà đóng tiền BHXH, cơ quan BHXH thực hiện thu tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kể cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BH thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật, sau đó mới hạch toán thu theo thứ tự vào các quỹ BHXH, BHYT BH thất nghiệp. Do đó, trường hợp đơn vị ông bà có 01 viên chức về hưu, thì cơ quan BHXH phải thực hiện thu đủ tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đơn vị lao động này để giải quyết chế độ hưu trí.

Câu 99: Bạn đọc từ địa chỉ email vuha87kthd@gmail.com hỏi:

Tôi muốn hỏi thời gian quy định thời gian chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động được quy định bao lâu tại điều nào của luật nào.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại khoản 4, Điều 31 và điểm 3.6, khoản 3, Điều 33 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT:

– Hàng năm, cơ quan BHXH thực hiện in tờ rời sổ BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH, BH thất nghiệp của năm trước (đến 31/12) để gửi cho người đang tham gia BHXH, BH thất nghiệp.

– Khi người lao động ngừng tham gia BHXH, BH thất nghiệp thì thực hiện chốt sổ BHXH. Thời hạn chốt sổ BHXH không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Câu 98: Bạn đọc từ địa chỉ email: thanhphambhxh@gmail.com hỏi:

Căn cứ vào QĐ 959/BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH.

Tại mục 2.2 phụ lục 3:” Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămphuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 theo Quyết định số 62/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ” khi đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT phải có QĐ xuất ngũ, chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi đóng quân theo quy định tại QĐ 62/2011-TTg hoặc QĐ hưởng trợ cấp theo quy định tại QĐ 62/2011-TTg

Khi đến đổi thẻ BHYT đối tượng có:

– QĐ xuất ngũ chuyển ngành ghi tên đơn vị, ký hiệu đơn vị không ghi rõ địa chỉ nơi đóng quân.

– Giấy xác nhận thời gian tham gia trong quân đội của Ban chỉ huy quân sự.

– Lý lịch quân nhân.

Vì hồ sơ đối tượng chỉ có 1 trong số các loại giấy tờ như trên thì có thể đổi mã quyền lợi thẻ BHYT được không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Trường hợp của bạn thuộc đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ hoặc đã chuyển ngành. Theo quy định tại Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam, thủ tục hồ sơ chuyển đổi quyền lợi bạn phải xuất trình một trong các loại giấy tờ: quyết định phục viên; xuất ngũ; chuyển ngành; quyết định hưởng trợ cấp hoặc giấy tờ liên quan chứng minh đã tham gia chiến đấu ở các chiến trường nêu trên (có ghi rõ địa điểm nơi đóng quân).

Câu 97: Bạn đọc từ địa chỉ email lp.sue1111@gmail.com hỏi:

Năm 1997, chị gái tôi nộp hồ sơ đi làm tại một doanh nghiệp. Do yêu cầu về tuổi tác, chị tôi không đủ điều kiện nên đã mượn giấy tờ của chị họ để nộp hồ sơ và được chấp nhận đi làm.

Doanh nghiệp đã căn cứ vào hồ sơ để cấp sổ BHXH mang tên và ngày tháng năm sinh của người chị họ.

Trong trường hợp này, chị gái tôi phải làm thủ tục gì để đổi lại thông tin trong sổ BHXH để được mang tên mình?

Xin cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để đi làm là vi phạm khoản 4, Điều 17, Luật BHXH số 58/2014/QH-13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội và khoản 20 , Điều 1, Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ. Vì vậy, để có đủ căn cứ xác định mức độ vi phạm và hướng xử lý, đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH để được hướng dẫn cụ thể.

Câu 96: Bạn đọc từ địa chỉ mail nvthang90@live.com hỏi:

Tôi tên Nguyễn Việt Thắng, thẻ BHYT của tôi đăng ký khám chữa bệnh  ban đầu ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang.

Cho tôi hỏi là khi tôi qua tỉnh khác (ví dụ Bạc Liêu) khám bệnh ở 1 bệnh viện Huyện thì có được tính là đúng tuyến không?

Cám ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Do ông có đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang nên được KCB BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả nội và ngoại trú) và được coi là đúng tuyến.

Câu 95: Bạn đọc từ địa chỉ mail nguyenngocdung5190@yahoo.com hỏi:

Cho tôi xin hỏi 02 ý:

1. Tôi là cán bộ hưu trí hiện đang có tham gia BHYT và nơi đăng ký KCB ban đầu trên thẻ là Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Cho tôi hỏi thẻ của tôi có được đi khám ngoại trú tại Bệnh viên tuyến huyện hoặc Phòng khám đa khoa tuyến huyện trong tỉnh hay không và nếu được thì quyền lợi khám ngoại trú có được hưởng theo đúng mã quyền lợi trên thẻ là đồng chi trả 5% hay k?

2. Nếu Thẻ BHYT của tôi có nơi đăng ký KCB ban đầu là tại Bệnh viện tuyến huyện hoặc Phòng khám đa khoa tuyến huyện thì tôi có thể đi khám ngoại trú tại Bệnh viện tuyến huyện ở 1 tỉnh khác được hay ko và có được hưởng đồng chi trả 5% hay ko?

Tôi xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo rất nhiều! kính chúc sức khỏe quý lãnh đạo!

BHXH Việt Nam trả lời:

1. Do ông/bà có đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương nên được thông tuyến KCB BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả nội và ngoại trú) và phải đồng chi trả 5% chi phí KCB BHYT theo mã quyền lợi ghi trên thẻ BHYT.

Trường hợp ông/bà đến KCB BHYT tại phòng khám đa khoa tuyến huyện thì không được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB.

2. Nếu ông/bà có đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện tuyến huyện hoặc phòng khám đa khoa tuyến huyện thì được thông tuyến KCB tại các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc (bao gồm cả nội và ngoại trú và vẫn phải đồng chi trả 5% chi phí KCB BHYT theo mã quyền lợi ghi trên thẻ BHYT.

Câu 94: Bạn đọc từ địa chỉ mail huethang2011@yahoo.com.vn hỏi:

Tôi có thẻ BHYT, tôi đi khám chữa bệnh BHYT ở bệnh viện Thanh Nhàn. Bệnh viện có thu của mỗi bệnh nhân là 30.000 đồng/ ngày nằm viện tiền người nhà chăm sóc và 50.000 ngày nếu ở phòng cấp cứu. Những ngày ở phòng cấp cứu vẫn phải nộp 30.000 tiền người nhà chăm sóc nữa.

Tôi có hỏi, thì bệnh viện Thanh Nhàn trả lời tiền dành cho người nhà 30.000 là chống nhiễm khuẩn tăng cường.

Cho tôi hỏi, bệnh viện thu thế có đúng không? Và BHYT có thanh toán cho tôi tiền này không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Ngày 16/2/2016, Bộ Y tế đã có Công văn số 824/BYT-KHTC và Công văn số 3893/BYT-KHTC gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai thực hiện giá DVYT mới. Theo đó, bệnh viện không thu thêm tiền của người bệnh ngoài chi phí đồng chi trả, chi phí chênh lệch giữa giá KCB BHYT và KCB theo yêu cầu. Vì vậy, việc bệnh viện thu thêm tiền của người nhà đến chăm sóc bệnh nhân là không đúng quy định và quỹ BHYT không thanh toán chi phí này.

Câu 93: Bạn đọc từ địa chỉ email nguyetminh86@gmail.com hỏi:

Tôi mang thai ở tuần thứ 28 thì sinh non và con mất sau khi sinh, tôi được giải quyết nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 04 tháng. Tuy nhiên sau khi nghỉ được 02 tháng thì sức khỏe đã ổn định và tôi có viết đơn xin đơn vị đi làm sớm, đơn vị tôi sau khi làm việc với cơ quan BHXH thì được trả lời là trường hợp của tôi không được đi làm sớm vì theo luật quy định đi làm sớm sau thai sản thì người lao động phải nghỉ ít nhất 04 tháng. Như vậy, trường hợp của tôi mặc dù có giấy của cơ quan y tế đảm bảo sức khỏe ổn định, tôi có nguyện vọng đi làm sớm vẫn không được hay sao?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định của Bộ Luật lao động và Luật BHXH, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng, từ 01/5/2013 là 06 tháng. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý thì lao động  nữ có thể trở lại làm việc khi đã  nghỉ ít nhất được 02 tháng (đối với trường hợp nghỉ thai sản trước thời điểm 01/5/2013) hoặc đã nghỉ ít nhất được 04 tháng (đối với trường hợp nghỉ thai sản từ thời điểm 01/5/2013 đến nay).

Việc quyết định cho đi làm sớm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thuộc thẩm quyền của đơn vị sử dụng lao động.

Câu 92: Bạn đọc từ địa chỉ email tranhuenhi75@gmail.com hỏi:

Tôi xin hỏi: Tôi (giới tính là nữ) sinh ngày 17/10/1961, có thời gian đã đóng BHXH là 14 năm 3 tháng còn thiếu 5 năm 9 tháng mới đủ 20 năm đóng BHXH. Tôi lựa chọn phương thức đóng một lần cho 5 năm 9 tháng còn thiếu với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng.

Ngày 20/10/2016, tôi đến cơ quan BHXH để nộp đủ số tiền theo phương thức nói trên, nhưng  cơ quan cơ quan BHXH hướng dẫn  tôi sang tháng 11/2016 mới đủ điều kiện về tuổi đời, nộp tiền để hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 1/12/2016 trở đi.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, thì tháng 10/2016 tôi đã đủ 55 tuổi, trong tháng 10/2016 tôi được quyền lựa chọn phương thức đóng một lần cho 5 năm 9 tháng còn thiếu và đóng đủ tiền theo phương thức đã chọn, thì thời điểm hưởng lương hưu của tôi phải là kể từ ngày 1/11/2017 trở đi.

Như vậy, để thực hiện đúng quy định của nhà nước và bản thân tôi không bị thiệt thòi quyền lợi, tôi đề nghị BHXH Việt Nam trả lời, hướng dẫn cụ thể; cơ quan BHXH trả lời như vậy có đúng với quy định của Nhà nước không?? Do hướng dẫn sai quy định thì lương tháng 11/2016 của tôi (số tiền tôi đã có kế hoạch nộp trong tháng 10/2016) thì ai chịu trách nhiệm trả cho tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 134/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định: “Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu”.

Tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 01/2016/TT-LĐTBXH ngày 18/2/2016 về Phương thức đóng quy định: “Riêng đối với người tham gia BHXH đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu”.

Đối chiếu quy định nêu trên, thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu đối với Bà là tháng 11/2016. Vì vậy, tháng 11/2016 là thời điểm sớm nhất bà có thể đóng một lần cho đủ 20 năm để nghỉ hưu và nếu bà đóng đủ cho thời gian còn thiếu vào tháng 11/2016 thì thời điểm hưởng lương hưu của Bà được tính từ tháng 12/2016.

Câu 91: Bạn đọc từ địa chỉ email nhimaivan850616@gmail.com hỏi:

Em muốn hỏi là em có sổ bảo hiểm đóng được 29 tháng tới tháng 2 này là nhận bảo hiểm một lần nhưng bây giờ em đang rất cần tiền vậy em muốn hỏi em có thể vay tiền bằng sổ được không và vay ở đâu hoặc nhận BHXH một lần sớm trước hai tháng được ko?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội, Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế thì các trường hợp sau đây được hưởng BHXH một lần:

– Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

– Ra nước ngoài để định cư;

– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác mà bị suy giảm 81% khả năng lao động trở lên, không có khả năng hồi phục;

– Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưu.

Nếu bà chưa đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì chưa được nhận BHXH một lần.

Luật BHXH không có quy định được nhận BHXH một lần sớm và vay tiền bằng sổ BHXH.

Câu 90: Bạn đọc từ địa chỉ email mailoan.thdt@gmail.com hỏi:

Tôi là người lao động cho doanh nghiệp nước ngoài, tháng 10/2015 tôi nghỉ việc và có quá trình tham gia đóng BHXH như sau:

– 8/2012 đến 12/2012: 2.800.000đ

– 01/2013 đến 02/2013: 2.800.000đ

– 03/2013 đến 12/2013: 3.250.000đ

– 01/2014 đến 01/2014: 3.250.000đ

– 02/2014 đến 072014: Nghỉ hưởng chế độ thai sản

– 08/2014 đến 08/2014: Không tham gia

– 09/2014 đến 02/2015: 3.650.000đ

– 03/2015 đến 03/2015: 4.050.000đ

– 04/2015 đến 09/2015: Nghỉ hưởng chế độ thai sản

Tôi hưởng chế độ BHXH 1 lần thì cách tính mức lương trung bình như thế nào? và tôi được hưởng bao nhiêu tiền?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 thì: “Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”

Trường hợp của Bạn có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 là tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. Và theo quy định tại  Khoản 1 Điều 2 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 thì mức tiền lương đóng BHXH làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương để tính hưởng BHXH một lần của Bạn được điều chỉnh theo bảng dưới đây:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Mức điều chỉnh

4,29

3,64

3,44

3,33

3,09

2,96

3,01

3,02

2,91

2,82

2,62

2,42

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

 

Mức điều chỉnh

2,25

2,08

1,69

1,58

1,45

1,22

1,12

1,05

1,01

1,00

1,00

 

Đề nghị bạn căn cứ vào các hệ số điều chỉnh này để tính toán mức hưởng BHXH một lần của mình hoặc liên hệ với cơ quan BHXH nơi Bạn cư trú để được xem xét.

Câu 89: Bạn đọc từ địa chỉ email lttdung907@gmail.com hỏi:

Tôi tên là Lê Thị Thùy Dung. Tôi có 1 số câu hỏi nhờ các anh/chị giải đáp giúp tôi.

Hiện tại công ty tôi thuộc vùng 2, lao động qua đào tạo tay nghề, làm việc trong môi trường độc hại, mức lương tối thiểu tính bảo hiểm là 3.482.850 (3.100.000 x 1,07 x 1,05). Mức lương tính bảo hiểm tối thiểu tại công ty tôi là 3.485.000 (không thấp hơn quy định).

Để các anh/ chị dễ hình dung tôi lấy 1 ví dụ sau:

Chị Nguyễn Thị A, hiện là nhân viên Kế toán, tốt nghiệp đại học. Trong tháng 8/2016. Tổng thu nhập của chị như sau:

– Lương Cơ Bản tính bảo hiểm:    3.485.000 (Quy định trên HĐLĐ)

– Lương Chức Danh (nhân viên):  3.105.000

– Phụ cấp ăn ca:                                 690.000 (30.000đ x 23 ngày)

– Phụ cấp tiền điện thoại:                   100.000

– Phụ cấp xăng xe:                               500.000

– Phụ cấp độc hại (tiền sữa):              460.000 (20.000đ x 23 ngày)

Tổng Thu Nhập:              8.340.000 đ

Mức lương tính bảo hiểm hiện hành của Chị A tại đơn vị là 3.485.000, việc tính và trích bảo hiểm theo tỷ lệ quy định năm 2016. Vậy cho tôi hỏi:

– Mức lương tính bảo hiểm trên của DN đã phù hợp chưa?

– Phần Lương Chức Danh có phải tính bảo hiểm không?

– Phần phụ cấp tiền sữa 20.000đ/người/ngày (làm việc trong môi trường độc hại) có bị tính bảo hiểm không?

– Anh/chị vui lòng làm rõ khái niệm “Phụ cấp chức danh, chức vụ” bằng ví dụ cụ thể giúp DN dễ hình dung hơn ạ.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014; Khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm; Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Khoản 1 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, việc thực hiện tiền lương làm căn cứ tính đóng BHXH như bà Thùy Dung đã nêu là 3.482.850 đồng (3.100.000 đồng x 1,07 x 1,05) là phù hợp; đồng thời căn cứ lương chức danh, các khoản phụ cấp bà Dung nêu tại câu hỏi thì tiền lương chức danh và khoản Phụ cấp độc hại chính là khoản phụ cấp lương làm căn cứ tính đóng BHXH bắt buộc. Đề nghị bà Dung kiến nghị Công ty nơi làm việc thỏa thuận các khoản tiền lương, phụ cấp lương theo quy định làm căn cứ tính đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi về BHXH cho mình.

Câu 88: Bạn đọc từ địa chỉ email Tăng Thị Thu Lộc <tangthuloc@gmail.com hỏi:

Tôi được biết theo quy định BHXH người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng thì công ty và người lao động không phải đóng BHXH, BH thất nghiệp trong tháng đó.

1/ Nếu trường hợp người lao động xin nghỉ không lương 2-3 tháng nhưng bản thân người lao động vẫn có nguyện vọng tham gia BHXH và xin nộp tiền (32.5% lương, bằng mức đóng tháng trước khi nghỉ) nhờ công ty đóng hộ như bình thường thì công ty có được phép đóng hộ không?

2/ Trường hợp người lao động nghỉ ốm trên 14 ngày/tháng và có nguyện vọng tham gia BHXH thì công ty có được phép thu tiền NLĐ để đóng bảo hiểm tháng đó không?

Xin chân thành cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

1. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 85 và Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH năm 2014, hằng tháng người lao động đóng BHXH trên mức lương tháng, người sử dụng lao động đóng BHXH trên quỹ tiền lương của người lao động. Do đó, trường hợp người lao động xin nghỉ không lương thì không có căn cứ để trích nộp BHXH tháng đó.

2. Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014, trường hợp người lao động không làm việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Do đó, trường hợp nghỉ ốm trên 14 ngày thì không phải đóng BHXH tháng đó, không có căn cứ để người lao động tự nguyện đóng BHXH cả phẩn trích nộp của người sử dụng lao động.

Câu 87: Bạn đọc từ địa chỉ email sach0612@gmail.com hỏi:

Xin phép anh, chị cho tôi hỏi: Tôi được biết từ năm 2016 đến 2017 thì căn cứ đóng BHXH là tiền lương, tiền công và phụ cấp lương ghi trên hợp đồng, còn từ năm 2018 trở đi căn cứ đóng BHXH là tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và phụ cấp bổ sung. Nhưng công ty tôi đang có thực tế là: Tiền lương ghi trong hợp đồng lại khác so với bảng thanh toán tiền lương hàng tháng, VD cụ thể:

* Trong hợp đồng ghi: tiền lương cơ bản là 2.700.000đ

– Phụ cấp xăng xe là 200.00đ

– Chuyên cần 300.000đ

– Ăn ca 15.000đ

– Các khoản khác theo quy định.

* Bảng thanh toán tiền lương hàng tháng có các khoản sau:

– Lương cơ bản 2.700.000đ

– Làm thêm giờ 1.850.000đ

– Phụ cấp tổ trưởng 700.000đ

– Phụ cấp thâm niên 300.000đ

– Xăng xe 200.000đ

– Ăn ca 15.000đ

– Chuyên cần 400.000đ (làm đủ 26 ngày công)

– Hỗ trợ nhà ở 250.000đ

– Khoản khác như tiền thưởng, khen thưởng con công nhân học giỏi, hỗ trợ ốm đau, gia đình khó khăn …(tháng có, tháng không).

Như vậy, công ty tôi phải trích nộp BHXH các khoản nào nói trên, chỉ căn cứ vào hợp đồng lao động hay cả 2 (hợp đồng và bảng lương)

Câu hỏi 2 là: Hiện nay công ty tôi chưa thực hiện đăng ký thang bảng lương với Phòng LĐTBXH huyện, khi giao dịch với cơ quan BHXH, họ yêu cầu công ty chúng tôi phải thực hiện đăng ký thang bảng lương để có căn cứ trích nộp BHXH. Như vậy có đúng không? và nếu công ty chúng tôi chưa thực hiện đăng ký thang bảng lương thì công ty chúng tôi có được tham gia đóng BHXH không?

BHXH Việt Nam trả lời:

1. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

c) Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Đối chiếu quy định nêu trên, căn cứ các khoản lương, phụ cấp lương ông (bà) đã nêu tại câu hỏi thì hiện nay khoản lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương (tổ trưởng; thâm niên) làm căn cứ tính đóng BHXH theo quy định. Ông (bà) căn cứ quy định nêu trên đề nghị đơn vị nơi làm việc thỏa thuận ghi tiền lương, phụ cấp lương nêu trên vào hợp đồng lao động để đóng BHXH theo đúng quy định.

2. Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để theo dõi, giám sát. Vì vậy, cơ quan BHXH đề nghị Công ty của ông (bà) khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện là đúng quy định.

Câu 86: Bạn đọc từ địa chỉ email 0509ledung@gmail.com hỏi:

Nhóm do tổ chức BHXH đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; đối tượng nghỉ hưởng chế độ thai sản.

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

đ) Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

Mức đóng 4,5% tiền lương hàng tháng, trợ cấp, lương cơ sở do Quỹ BHXH đóng hàng tháng.

Vậy cho em hỏi, Người lao động đang làm việc tại Công ty mà hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng có phải đóng BHYT không?

Cảm ơn anh/chị.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT, người lao động làm việc tại doanh nghiệp đồng thời hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thuộc hai đối tượng tham gia BHYT: Đối tượng người lao động và người sử dụng lao động đóng (tại điểm a, khoản 1, điều 12) và đối tượng do tổ chức BHXH đóng (điểm b, khoản 2, điều 12). Đồng thời căn cứ Khoản 2, Điều 13, Luật BHYT thì trường hợp này phải đóng BHYT theo đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Câu 85: Bạn đọc từ địa chỉ email longlinhna@gmail.com hỏi:

Kính gửi Ban lãnh đạo BHXH Việt Nam, Ban biên tập website baohiemxahoi.gov.vn

Tôi và người thân của tôi đã từng làm ở 1 Công ty Cổ phần nhà nước, sau đó công ty chuyển sang cổ phần, chúng tôi đều được công ty đóng đầy đủ các chế độ quyền lợi cho người lao động và đến nay đã được trên 12 năm. Nay chúng tôi có ý định chấm dứt hợp đồng lao động để làm tự do (làm tự do chứ không phải chuyển công ty).

Vậy chúng tôi xin hỏi một số vấn đề sau:

Khi nghỉ việc, công ty đã thu lại thẻ BHYT năm 2016, vậy từ tháng T11/2016 đến hết T12/2016 chúng tôi muốn đi khám – chữa trị bệnh thì có được hưởng các chế độ BHYT không? Nếu muốn hưởng tiếp các tháng còn lại thì phải làm như thế nào?

BHXH Việt Nam trả lời:

Để được hưởng quyền lợi KCB BHYT khi nghỉ việc tại công ty, đề nghị Ông/Bà đến đại lý thu BHYT hoặc cơ quan BHXH cấp huyện tại nơi cư trú để đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình.

Câu 84: Bạn đọc từ địa chỉ email: leminhtu238@gmail.com hỏi:

Cha mẹ tôi được cấp thẻ BHYT có thời hạn tham gia BHYT 5 năm liên tục của Bộ quốc phòng (chế độ thân nhân sỹ quan quân đội). Nơi đăng ký KCB ban đầu là: Trung tâm y tế huyện Hưng Nguyên – Nghệ An. Trong thời gian tới đây, mẹ tôi có kế hoạch thay đục thủy tinh thể tại Bệnh viên mắt trung ương (theo dạng dịch vụ). Vậy, BHXH Việt Nam có thể tư vấn giúp tôi mẹ tôi có được hưởng các quyền lợi khi tham gia BHYT hay không? Mức hưởng BHYT là bao nhiêu và thủ tục như thế nào để được hưởng quyền lợi 5 năm liên tục trên thẻ.

Trân trọng cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Điều kiện để được hưởng quyền lợi không cùng chi trả trong năm khi đi KCB đúng quy định:

– Có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục tính đến thời điểm đi KCB;

– Có chi phí đồng chi trả lũy kế trong năm (tính từ thời điểm đủ 5 năm liên tục) lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (hiện nay là 7.260.000 đồng), không bao gồm chi phí đồng chi trả khi tự đi KCB không đúng tuyến.

Vì vậy, mẹ của Ông/Bà đến thay thủy tinh thể tại Bệnh viện Mắt Trung ương không có giấy chuyển viện (theo dạng dịch vụ) thì không được hưởng quyền lợi BHYT như đi KCB đúng tuyến mà chỉ được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí KCB.

Trường hợp mẹ của Ông/Bà có giấy chuyển tuyến đến Bệnh viện Mắt Trung ương thì được hưởng quyền lợi KCB BHYT đúng tuyến theo phạm vi quyền lợi được hưởng.

Câu 83: Bạn đọc từ địa chỉ email: sach0612@gmail.com hỏi:

Kính gửi BHXH Việt Nam! Bố tôi là cán bộ hưu trí ở Hải Dương có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh tại Trạm y tế xã Chi Lăng Nam, mã là 30-257. Bố tôi thường xuyên đi thăm con ở gái ở thị trấn Sóc Sơn – Hà Nội. Tôi được biết, từ 2016 theo quy định thẻ BHYT của bố tôi được quyền đi khám chữa bệnh từ tuyến huyện trở xuống trong địa bàn tỉnh và gần đây tôi nghe thông tin từ nhiều người dân và báo chí phán ánh là hiện nay đã thông tuyến huyện trên phạm vi cả nước, có nghĩa là thẻ BHYT như của Bố tôi là được quyền khám chữa bệnh từ tuyến huyện trở xuống trong phạm vi cả nước. Xin quý cơ quan cho tôi biết là thông tin trên có đứng không? và thẻ BHYT của Bố tôi đăng ký KCB ở TYT xã Chi Lăng Nam, Thanh Miện, Hải Dương có được quyền KCB tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn- Hà Nội được coi là đúng tuyến không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 22 Luật BHYT thì từ ngày 01/01/2016 người tham gia BHYT tự đi KCB không đúng quy định tại bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB BHYT trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng.

Như vậy, trường hợp của Bố Ông/Bà có đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế xã thuộc tỉnh Hải Dương thì được quyền KCB BHYT tại BV đa khoa huyện Sóc Sơn, Hà Nội và được coi là đúng tuyến và được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB BHYT.

Câu 82: Bạn Nguyễn Thị Nga hỏi:

Tháng 07/2016 tôi vẫn chưa nhận được thẻ BHYT. Tôi đã hỏi bộ phận nhân sự thì họ trả lời do tôi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. BHXH chỉ nhận hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu từ ngày 01 đến 10 của tháng tiếp theo sau khi kết thúc quý. Và thời gian giải quyết hồ sơ là 10 ngày. Vậy mất 20 ngày của quý tiếp theo tôi sẽ không có thẻ BHYT. Mà trong thời gian này tôi đã nằm viện 2 ngày vì không có thẻ BHYT nên tôi không được thanh toán phí nằm viện

Xin Anh/Chị hướng dẫn cho tôi làm thủ tục để được hưởng chế độ BHYT.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế – Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT: Trong thời gian chờ cấp đổi lại thẻ BHYT Bà chỉ cần xuất trình giấy hẹn cấp lại, đổi thẻ BHYT do BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân để đi KCB và được hưởng quyền lợi KCB BHYT ngay tại bệnh viện.

Trường hợp, Bà chưa được hưởng quyền lợi KCB BHYT trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT thì sau khi nhận được thẻ BHYT mới, đề nghị Bà mang toàn bộ hồ sơ, chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn thanh toán trực tiếp.

Câu 81: Bạn đọc từ địa chỉ email: ca120481@gmail.com hỏi:

Theo tôi được biết từ 01/01/2016 người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh được thông tuyến huyện trong toàn quốc, nhưng hiện nay chỉ thực hiện thông tuyến đến các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám khu vực và trạm y tế cấp xã. Đề nghị BHXH Việt Nam cho biết tại sao Trung tâm y tế cấp huyện và Phòng khám tư nhân chưa được thông tuyến khám chữa bệnh trong toàn quốc.

Tôi xin trân trọng gửi ý kiến đề nghị quý cơ quan giải đáp.

BHXH Việt Nam trả lời:

Tại Điểm c, Khoản 3, Điều 22 Luật BHYT chỉ quy định việc thông tuyến tại bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc.

Tại Khoản 4, Điều 22 Luật BHYT quy định người đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện tuyến huyện/phòng khám đa khoa/trạm y tế xã thì được quyền KCB tại bệnh viện tuyến huyện/phòng khám đa khoa/trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, Trung tâm y tế huyện và phòng khám tư nhân mới được thông tuyến huyện trên địa bàn tỉnh mà chưa được thông tuyến huyện trên toàn quốc.

Câu 80: Bạn đọc từ địa chỉ email: nguyenkieunhu90@gmail.com hỏi:

Cho em hỏi BHXH Việt Nam một vấn đề ạ. Em ở Hà Nam, nhưng đi học và có thẻ BHYT ở bệnh viện 354, Hà Nội. Sắp tới em sinh em bé thì e muốn sinh ở Hà Nam. Vậy khi BHYT của em khác tỉnh như vậy thì em được hưởng bao nhiêu% ạ, có cần xin giấy chuyển viện của bệnh viện 354 về Hà Nam không ạ? Nếu cần thì khi có giấy chuyển em sẽ được hưởng bao nhiêu %. Rất mong nhận được trả lời của BHXH Việt Nam.

Em xin cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Trường hợp của bà theo quy định của luật BHYT thì từ 01/01/2016 được thông tuyến huyện trên toàn quốc, vì vậy nếu bà đến sinh con tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Hà Nam thì chỉ cần xuất trình thẻ BHYT sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi theo phạm vi và mức hưởng BHYT khi sinh con.

Trường hợp bà đến sinh con tại một bệnh viện tuyến tỉnh tại Hà Nam:

– Nếu bà có giấy chuyển tuyến từ Bệnh viện 354 về bệnh viện tuyến tỉnh Hà Nam hoặc có giấy đăng ký tạm trú thì sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi theo phạm vi và mức hưởng BHYT khi sinh con. Khi đó thủ tục KCB bao gồm: Thẻ BHYT và giấy chuyển tuyến hoặc giấy đăng ký tạm trú.

– Nếu bà tự đến sinh con (không trong tình trạng cấp cứu) tại bệnh viện tuyến tỉnh Hà Nam thì quỹ BHYT chỉ thanh toán cho bà 60% chi phí điều trị nội trú.

Câu 79: Bạn đọc từ địa chỉ email: hangvuong76@gmail.com hỏi:

Cho tôi hỏi đối tượng sỹ quan công an nghỉ hưu có được đổi mã quyền lợi BHYT sang mã 2 không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định lại Điều 22, Luật BHYT số 46/2014/QH-13 ngày 13/6/2014 sửa đổi Luật BHYT số 25/2008/QH-12 thì trong trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng cao nhất.

Trưởng hợp của ông nếu đồng thời thuộc đối tượng người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì ông được đổi mã quyền lợi theo mã quyền lợi 2.

Câu 78: Bạn đọc từ địa chỉ email: ducthang pham <ca120481@gmail.com> hỏi:

Hiện nay tình hình các đối tượng người hưởng lương hưu và trợ cấp được cấp thẻ bảo hiểm y tế có sự sai lệch họ tên, ngày tháng năm sinh với chứng minh thư nhân dân còn khá nhiều, khi đi khám chữa bệnh có nhiều vướng mắc và tôi được biết BHXH Việt Nam đã có hướng dẫn về giải quyết vấn đề này. Theo đó người bị sai lệch có giấy khai sinh bản chính hoặc bản cấp lại thì được làm thủ tục điều chỉnh nhân thân, nhưng trong quá trình thực hiện có những vướng mắc như sau:

Một là: Những người sinh trước ngày 02/09/1945;

Hai là: Những người sinh trong vùng bị chiếm đóng trước ngày giải phóng miền bắc;

Ba là: Những người sinh trong vùng bị chiếm đóng trước ngày giải phóng miền nam;

Những người này hiện nay nếu sai lệch họ tên, ngày tháng năm sinh thì không xin cấp lại được giấy khai sinh;

Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp không cấp lại được giấy khai sinh và như vậy không được điều chỉnh nhân thân thì cơ quan BHXH sẽ giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh của các đối tượng.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo công văn số 3228/BHXH-CSXH ngày 4/9/2014 về việc hướng dẫn điều chỉnh thân nhân trong hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng thì người tham gia phải có đơn đề nghị điều chỉnh thông tin về nhân thân, giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp cao quy định của pháp luật (bản photo, bản sao chính có công chứng).

Trường hợp bị mất giấy khai sinh, người tham gia cần đến Ủy ban nhân dân nơi cư trú để được hướng dẫn làm thủ tục cấp lại theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ.

Câu 77: Bạn đọc từ địa chỉ email lelocvan116@gmail.com hỏi:

Kính chào các anh chị.

Xin phép cho tôi được hỏi. Tôi đang làm thủ tục thay đổi hộ tịch (thay dổi tên và chữ đệm) trong sổ BHXH. Hiện tại hồ sơ cua tôi gồm có:

1. 01 đơn xin thay đổi theo mẫu của cơ quan BHXH (có xác nhận của đơn vị công tác gần nhất).

2. 01 sổ BHXH (bản gốc).

3. 01 giấy khai sinh (mặt sau có xác nhận thay đổi tên của cán bộ tư pháp thuộc Sở Tư pháp nơi tôi đã cấp giấy khai sinh. Xác nhận này có chữ ký của cán bộ tư pháp va có đóng dấu treo) (01 bản gốc va 01 bản sao có công chứng).

4. 01 trích lục về việc thay đổi tên và chữ đệm do Sở Tư pháp ban hành.

5. 01 chứng minh thư mang tên và chữ đệm mới (bản sao có công chứng).

6. 01 hộ khẩu có xác nhận phần thay đổi về hộ tịch (bản sao có công chứng).

Tôi được biết theo Luật Hộ tịch mới khi thay đổi tên, cơ quan tư pháp chỉ cấp trích lục mà không cấp quyết định như trước.

Tôi xin được hỏi hồ sơ thay đổi hộ tịch trong sổ BHXH của tôi như vậy đầy đủ chưa? Nếu đủ thì trong vòng bao lâu tôi được cấp sổ BHXH mới?

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

– Theo quy định tại khoản 3, Điều 29, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; Thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại số BHXH do thay đổi tên, chữ đệm gồm:

+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

+ Sổ BHXH.

+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định.

–  Thời hạn cấp lại sổ BHXH do thay đổi tên, chữ đệm: không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có thông báo cho người lao động biết.

Câu 76: Bạn đọc từ địa chỉ email lp.sue1111@gmail.com hỏi:

Năm 1997, chị gái tôi nộp hồ sơ đi làm tại một doanh nghiệp. Do yêu cầu về tuổi tác, chị tôi không đủ điều kiện nên đã mượn giấy tờ của chị họ để nộp hồ sơ và được chấp nhận đi làm.

Doanh nghiệp đã căn cứ vào hồ sơ để cấp sổ BHXH mang tên và ngày tháng năm sinh của người chị họ.

Trong trường hợp này, chị gái tôi phải làm thủ tục gì để đổi lại thông tin trong sổ BHXH để được mang tên mình?

Xin cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để đi làm là vi phạm khoản 4, Điều 17, Luật BHXH số 58/2014/QH-13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội và khoản 20 , Điều 1, Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ. Vì vậy, để có đủ căn cứ xác định mức độ vi phạm và hướng xử lý, đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH để được hướng dẫn cụ thể.

Câu 74: Bạn đọc từ địa chỉ email anhtienbhxhhy199@gmail.com hỏi:

Tôi tên là Nguyễn Anh Tuấn, tôi tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh Quảng Ninh từ tháng 7/1984 đến tháng 12/2008, đã được BHXH tỉnh Quảng Ninh chốt sổ có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc là 24 năm 06 tháng, năm sinh ghi trong sổ BHXH là 1970. Nhưng năm sinh thực tế theo Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, Chứng minh thư của tôi là 1968.

Nay tôi đang cư trú tại Tỉnh Thái Bình, tôi có nguyện vọng điều chỉnh năm sinh ghi trên sổ BHXH từ 1970 thành 1968 thì phải làm những thủ tục, hồ sơ cần những giấy tờ gì, liên hệ với BHXH địa phương nơi cư trú hay ở đâu?

Rất mong BTC phúc đáp, tôi xin cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 29, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; thành phần hồ sơ gồm:

-Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

-Sổ BHXH.

-Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định. Nếu là đảng viên thì cung cấp thêm lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc khi được kết nạp vào Đảng). Trường hợp của ông đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và cư trú tại tỉnh Thái Bình thì nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH tỉnh hoặc huyện nơi đang cư trú để làm thủ tục điều chỉnh.

Câu 73: Bạn đọc từ địa chỉ email huethang2011@yahoo.com.vn hỏi:

Tôi nghe nói sắp tăng tuổi nghỉ hưu. BHXH Việt Nam cho tôi hỏi việc tăng tuổi bắt đầu từ khi nào? Tôi năm nay 55 tuổi, 5 năm nữa tôi nghỉ hưu thì đã áp dụng chính sách này chưa?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Luật BHXH năm 2014 thì tuổi nghỉ hưu chung đối với nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi. Hiện nay chưa có quy định về việc tăng tuổi nghỉ hưu, nên chưa có căn cứ để trả lời ông/ bà.

Câu 72: Bạn đọc từ địa chỉ email longlinhna@gmail.com hỏi:

Kính gửi Ban lãnh đạo BHXH VIỆT NAM, Ban biên tập website baohiemxahoi.gov.vn

Tôi xin có một vài câu hỏi như sau:

Tôi và người thân của tôi đã từng làm ở 1 Công ty Cổ phần nhà nước, sau đó công ty chuyển sang cổ phần, chúng tôi đều được công ty đóng đầy đủ các chế độ quyền lợi cho người lao động và  đến nay đã được  trên 12 năm. Nay chúng tôi có ý định chấm dứt hợp đồng lao động để làm tự do (làm tự do chứ không phải chuyển công ty).

Vậy chúng tôi xin hỏi một số vấn đề sau:

Chúng tôi đều có tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vậy sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì thủ tục giải quyết để được hưởng thì như thế nào?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm, sau khi người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ) tại Công ty mà người lao động có nhu cầu hưởng BH thất nghiệp thì phải nộp  hồ sơ tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm (thuộc Sở LĐ-TB&XH) trong thời hạn 03 tháng kể từ  ngày chấm dứt HĐLĐ và được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm.

Hồ sơ hưởng BH thất nghiệp theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ bao gồm:

1- Sổ BHXH đã chốt;

2- Bản chính hoặc bản sao chứng thực của một trong các giấy tờ sau: Quyết định chấm dứt HĐLĐ, hoặc HĐLĐ đã hết thời hạn, hoặc Quyết định thôi việc, hoặc Quyết định sa thải, kỷ luật buộc thôi việc, hoặc Thông báo hoặc Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ;

3- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ LĐ-TB&XH quy định.

Câu 71: Bạn đọc từ địa chỉ email vuha87kthd@gmail.com hỏi:

Hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Lao động có nhiều sự thay đổi một cách liên tục. Chính vì thế tôi có một số vấn đề cần sự tư vấn để tôi hiểu rõ hơn về các chế độ BHXH hiện hành:

Họ và tên: Vũ Thị Hà, số sổ BHXH: 3014036020

Với quá trình tham gia BHXH từ tháng 01/2014 đến hết  tháng 8/2016 (thời gian tham gia BHXH liên tục). Do công việc quá áp lực lên tôi đã xin nghỉ chấm dứt hợp đồng lao động hết tháng 8/2016.

Nhưng hiện tôi đang mang thai dự tính sinh 20/11/2016.

Vậy trường hợp của tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH lao động nữ khi sinh con phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 trước khi sinh con mới đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Trường hơp của bạn có thời gian đóng BHXH liên tục từ tháng 01/2016 đến hết tháng 8/2016, dự kiến sinh con vào ngày 20/11/2016. Như vậy, trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 12/2015 đến tháng 11/2016) bạn đã có 09 tháng đóng BHXH bắt buộc nên đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Câu 70: Bạn đọc từ địa chỉ email haiaubaby@gmail.com hỏi:

Mẹ tôi đang hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì mất vào tháng 04/2016. Tôi sinh ngày 23/03/1956 như vậy tôi có được hưởng chế độ tuất thường xuyên hay không (hiện tôi không có hưởng chế độ nào hết).

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH năm 2014, trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là con, thì chưa đủ 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Đối chiếu với quy định này, ông/bà đã trên 18 tuổi nếu không bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Câu 69: Bạn đọc từ địa chỉ email Thọ Khang Phan phanthkhang@yahoo.com.vn hỏi: Tôi là sỹ quan quân đội nghỉ hưu có thời gian tham gia chiến đấu ở chiến trường Camphuchia gần 4 năm. Khi nghỉ hưu được cấp thẻ BHYT có mã là HT3. Vậy tôi có được đổi thẻ BHYT sang BHYT của cựu chiến binh để được hưởng quyền lợi cao hơn như Luật BHYT quy định không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 22 Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT thì “trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.

Trường hợp của Bạn (theo nội dung hỏi) có thời gian tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia, Vì vậy, Bạn được đổi mã quyền lợi hưởng theo mã quyền lợi của nhóm đối tượng cựu chiến binh. Về thủ tục hồ sơ, Bạn cần cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan chứng minh thời gian tham gia chiến đấu ở chiến trường Camphuchia, gửi cơ quan BHXH để làm thủ tục đổi thẻ BHYT.

Câu 68: Tôi đi bộ đội tháng 8/1969 đến tháng 11/1980 chuyển ngành về Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên cho đến khi nghỉ hưu. Tôi có huân huy chương kháng chiến chống Mỹ, có thẻ hội cựu chiến binh, như vậy có được cấp thẻ BHYT được hưởng 100% chi phí KCB không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 22 Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT thì “trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.

Trường hợp của Bạn (theo nội dung hỏi) thuộc đối tượng hưu trí đồng thời cũng thuộc đối tượng người có công với cách mạng. Vì vậy, Bạn được đổi thẻ BHYT theo mã quyền lợi hưởng của người có ông với cách mạng và được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB BHYT. Đề nghị Bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được đổi thẻ theo quy định.

Câu 67: Bạn đọc từ địa chỉ email ngochaiutc@gmail.com  hỏi: hiện nay tôi có một người bạn bị tai nạn rất nặng, là người dân tộc Hmong nằm trong diện đặc biệt khó khăn, phải nằm điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh, tốn rất nhiều chi phí, trong khi đó vì hoàn cảnh nghèo, không có khẳ năng trang trải viện phí. Vậy tôi viết thư này có một vài thắc mắc muốn hỏi BHXH Việt Nam

1. Là người dân tộc lại thuộc diện khó khăn sao không được cấp thẻ BHYT miễn phí trong khi đo chủ trương của nhà nước là có

2. Với trường hợp trên gia đình phải làm gì để được cấp thẻ BHYT và được BHXH thanh toán một phần viện phí

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 1 và Điều 4 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2016 hướng dẫn thực hiện Luật BHYT của liên Bộ Y tế, Tài chính thì người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn sẽ được Ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT; UBND xã có trách nhiệm lập danh sách gửi cơ quan BHXH cấp huyện để làm thủ tục cấp thẻ BHYT.

Trường hợp của Bạn nếu thuộc đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn mà chưa được cấp thẻ BHYT thì đề nghị Bạn liên hệ với UBND xã nơi cư trú để được rõ.

Câu 66: Tôi thường trú tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Hiện nay gia đình tôi cùng người dân xã An Đức và các xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Ba Tri nằm trong diện được cấp BHYT miễn phí bãi ngang của Nhà nước từ tháng 1/2016 đến hết năm 2016. Thẻ BHYT bãi ngang được cấp làm 02 đợt (đợt 1 từ 01/01/2016 đến 30/6/2016, đợt 2 từ 01/7/2016 đến hết ngày 31/12/2016). Nhưng trong đợt 1 gia đình tôi không nhận được thẻ BHYT bãi ngang và rất nhiều người dân ở các xã vùng đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển của huyện Ba Tri cũng không nhận được thẻ bãi ngang do nhà nước cấp. Có một số hộ gia đình nhận được thì hạn sử dụng của thẻ chỉ còn vài ngày. Người dân đi mua BHYT thì người phụ trách BHYT của UBND xã nói để cấp BHYT bãi ngang. Nhưng đến khi người dân bị bệnh đi KCB vẫn không có BHYT phải đóng viện phí. Đến nay, nhà nước đã cấp thẻ BHYT 6 tháng cuối năm mà gia đình tôi và rất nhiều người dân ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang vẫn chưa nhận được thẻ BHYT.

BHXH Việt Nam trả lời:

Trong thời gian chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các đơn vị hành chính thuộc khu vực khó khăn; danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (giai đoạn từ năm 2015- 2020); sau khi báo cáo và xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/12/2015 BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 5349/BHXH-ST về việc gia hạn thẻ BHYT. Trong đó, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố gia hạn thẻ BHYT theo danh sách cấp thẻ BHYT đã được phê duyệt năm 2015 cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn; người sinh sống ở vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người sinh sống tại vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, tiếp tục được hưởng các quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh BHYT năm 2016 đến khi có văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Vì vậy, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó có BHXH tỉnh Bến Tre) thực hiện gia hạn thẻ BHYT theo 2 giai đoạn trước khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và sau khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Câu 65:  Bạn Vũ Phương Nam cấp bậc thượng sĩ, hiện đang là học viên lớp tác chiến điện tử, C348, D3 Học viện kỹ thuật Quân sự hỏi? thân nhân gia đình tôi đang ở là xã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 204 ngày 01/02/2016 là xã đặc biệt khó khăn và được cấp thẻ BHYT miễn phí. Nhưng tại địa phương Tôi lại thực hiện theo công văn khác của huyện trong đó xã tôi có 20 thôn nhưng chỉ có 12 thôn được cấp thẻ BHYT, tôi lên xin ý kiến của Ban ngành học Viện kỹ thuật quân sự được trả lời trường hợp của tôi căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xã đề nghị cấp thẻ BHYT, nhưng về UBND xã nói do không đủ kinh phí và chỉ được cấp thẻ BHYT cho 12 thôn, trong đó không có thôn của gia đình Tôi được cấp thẻ BHYT?

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ định Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn, BHXH Việt Nam đã có Công văn hướng dẫn số 3808/BHXH- CSYT ngày 05/10/2015 về việc cấp thẻ BHYT năm 2016, trong đó hướng dẫn đối tượng là thân nhân quân nhân đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và tại xã đảo, huyện đảo thuộc trách nhiệm của BHXH các tỉnh, thành phố. BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan kiểm tra, rà soát danh sách thân nhân quân nhân tại ngũ để thực hiện cấp thẻ BHYT.

Đề nghị Bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.

Câu 64: Bạn đọc từ địa chỉ email Thu Tran Minh (minhthu.hanu@gmail.com) hỏi: Tôi muốn hỏi về thủ tục thay đổi giới tính sổ BHXH. Công ty tôi làm đầu tiên đã làm sai giới tính trong sổ BHXH của tôi. Hiện nay công ty ấy đã phá sản. Tôi không liên lạc được với công ty. Hiện nay tôi làm công ty khác. Tôi hỏi BHXH thì BHXH hướng dẫn liên lạc công ty cũ sửa. Tôi muốn hỏi tôi phải xử trí ra sao?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 46 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT (gọi tắt là Quyết định số 959/QĐ-BHXH) quy định: “Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng”. Trường hợp của Bạn, do thông tin trên sổ BHXH ghi sai giới tính. Vì vậy, đề nghị Bạn lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp đơn vị đang tham gia BHXH để xác nhận và gửi cho cơ quan BHXH kèm theo hồ sơ cấp lại sổ BHXH do sai giới tính theo quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3, Điều 29 Quyết định số 959/QĐ-BHXH.

Câu 63: Bạn đọc từ địa chỉ email Quyet Pham phamquyet1981@gmail.com hỏi: Vợ tôi công tác tại trường tieur học thị trấn U minh – Cà Mau từ tháng 9/2002, thử việc 6 tháng. Năm 2004 chuyển về trường tiểu học II Hiệp Tùng – Năm Căn – Cà Mau (theo chồng về dạy cùng cơ quan). Tháng 10/2006 vợ chồng tôi chuyển về quê công tác, vợ tôi chuyển về trường tiểu học Quang Hưng – Ninh Giang – Hải Dương, tôi chuyển về một trường gần nhà. Đến năm 2013 nhà trường yêu cầu vợ tôi xuất trình “tờ khai cấp sổ BHXH” (sổ BHXH vẫn còn) vì không còn thấy có trong hồ sơ.

Xin quý cơ quan lưu tâm và chỉ giúp việc này có ảnh hưởng đến việc nghỉ hưu sau này không? Ai là người chịu trách nhiệm về việc mất mát trên? Nếu phải khắc phục thì trình tự, cách làm như thế nào?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 96 Luật BHXH số 58/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014 (gọi tắt là Luật BHXH số 58/2014/QH13): “Sổ BHXH được cấp cho người tham gia để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHTN và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật”.

Trường hợp của Bạn, đã được cấp sổ BHXH để ghi, xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN làm căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH, BHTN. Vì vậy, việc bị mất tờ khai cấp sổ BHXH không ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN sau này.

Câu 62:  Tôi là Hà Văn Học, hiện đang công tác tại Trung tâm tư vấn thiết kế Mobifone, Chi nhánh Tổng Công ty viễn thông Mobifone, tôi đã tham gia BHYT liên tục trên 05 năm (từ 01/01/2002 đến nay). Từ ngày 20/5/2015 trở về trước, đơn vị tôi công tác là Trung tâm thông tin di động khu vực IV – Chi nhánh Công ty thông tin di động nay là Tổng Công ty viễn thông Mobifone. Nơi làm việc của tôi khi đó là ở Cần Thơ, nên cơ quan nơi tôi công tác mua BHYT tại BHXH Cần Thơ. Kể từ ngày 21/05/2015 cho đến nay tôi chuyển công tác đến Trung tâm tư vấn thiết kế Mobifone – Chi nhánh Tổng Công ty viễn thông Mobifone, đơn vị tôi công tác mua BHYT cho tôi tại BHXH Hà Nội.

Tôi hỏi, lý do tại sao trên thẻ BHYT của tôi không có in dòng chữ đã tham gia BHYT đủ 05 năm?

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ Luật BHYT và các văn bản quy định hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, nghành, ngày 02/12/2014 Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BHXH về việc ban hành mẫu thẻ BHYT. Trong đó, tại Khoản 1, Điều 3 văn bản quy định: “Thời điểm đủ 05 năm liên tục: ghi từ ngày…/…/…. tham gia BHYT đủ 05 liên tục. Những người đã có đủ 05 năm tham gia BHYT liên tục trở lên tính đến ngày 01/01/2015 thì ghi từ ngày 01/01/2015; từ ngày 01/01/2015 trở đi, những người tham gia BHYT bắt đầu đủ 05 năm liên tục thì ghi từ ngày đầu tiên của năm thứ 6”. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, do cơ quan BHXH chưa thực hiện cấp số định danh cá nhân cho người tham gia BHYT; chưa có cơ sở dữ liệu tập trung về quá trình đóng BHYT; người lao động có quá trình tham gia BHYT ở tỉnh khác…nên còn một số trường hợp chưa được in thông tin 05 năm liên tục trên thẻ BHYT. Để đảm bảo  quyền lợi cho người tham gia BHYT, ngày 24/8/2016, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3222/BHXH-ST về việc in thẻ BHYT có thời điểm 05 năm liên tục, trong đó nêu rõ: “BHXH tỉnh thực hiện rà soát dữ liệu người tham gia BHYT, để thực hiện đổi thẻ BHYT có bổ sung thông tin thời Điểm đủ 05 năm liên tục  khi thẻ BHYT của người tham gia BHYT hết thời hạn sử dụng. Những trường hợp khi khám bệnh, chữa bệnh BHYT, được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả thì thực hiện ngay việc đổi thẻ BHYT mới có bổ sung thông tin“thời Điểm đủ 05 năm liên tục” trả cho người tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam thông tin tới Bạn để Bạn được rõ.

Câu 61: Bạn đọc từ địa chỉ email Phuong Thao (lanphuong061197@gmail.com) hỏi: Tôi đã làm việc ở công ty A 3 năm, sau đó tôi xin nghỉ việc và thanh toán hết chế độ BHXH và đã mang sổ về nhà. Sau 3 năm, tôi xin vào làm việc tại công ty B và được công ty đóng BHXH.

Tôi xin hỏi: trong luật BHXH có cho phép tôi nộp lại BHXH ở công ty A và hoàn lại tiền kể cả lãi suất để tôi được ghi tiếp những năm làm việc trước đó vào sổ BHXH mà hiện nay tôi đang làm không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ Khoản 3, Điều 5 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: “Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH”. Đồng thời, theo quy định tại Điểm 1 Công văn số 3168/LĐTBXH-CSLĐXH ngày 24/9/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc người lao động đã thôi việc hưởng trợ cấp 1 lần: “Những người đã nghỉ theo chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần, đã được giải quyết đúng chính sách chế độ thì không được trả lại số tiền trợ cấp đã nhận để chuyển sang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động; đơn vị nào giải quyết sai chế độ, chính sách thì đơn vị ấy phải chịu trách nhiệm giải quyết đúng chính sách, chế độ của nhà nước đối với người lao động”. Vì vậy, thời gian làm việc của Bạn ở công ty cũ đã thanh toán chế độ BHXH không được hoàn trả lại tiền đã hưởng để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH.

Câu 60: Ông Phạm Tiến Dụng ở Thôn 9 – Thọ Bình – Triệu Sơn – Thanh Hoá có hỏi: Mẹ tôi là Nguyễn Thị Trần sinh ngày 12/12/1933 (theo giấy CMND cấp năm 1979) quê quán Thọ Bình – Triệu Sơn – Thanh Hoá, hiện đang hưởng chế độ “tuất thường”. Từ trước đến nay mẹ tôi được cấp thẻ BHYT do có con là bộ đội, cuối năm 2015 mẹ tôi không được cấp thẻ BHYT nữa do người con đã nghỉ hưu; Tôi liên hệ với BHXH Triệu Sơn để được cấp thẻ BHYT theo chế độ người cao tuổi. Lúc này tôi mới biết trong hồ sơ hưởng chế độ tiền tuất mẹ tôi có ngày sinh là 01-01-1936. Tôi đề nghị với cơ quan BHXH huyện Triệu Sơn, cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hoá xin được điều chỉnh ngày sinh cho đúng với giấy CMND nhưng không được chấp nhận và BHXH tỉnh Thanh Hoá vẫn cấp thẻ BHYT cho mẹ tôi với ngày sinh 01- 01- 1936.

Vậy, tôi phải làm những thủ tục gì để được điều chỉnh lại ngày sinh đúng như giấy CMND cho mẹ tôi?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định ngày sinh phải phù hợp với giấy khai sinh, “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân”; “Trường hợp nội dung trong hồ sơ giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong giấy khai sinh”

Theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trong đó tại Khoản 4, Điều 29 về thành phần hồ sơ cấp lại, đổi thẻ BHYT gồm có: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS), Thẻ BHYT, Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cải chính theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP hoặc Giấy khai sinh có nội dung ghi cải chính tại mặt sau của bản chính Giấy khai sinh).

Đề nghị Bạn liên hệ với Bảo hiểm xã hội huyện Triệu Sơn để được hướng dẫn và giải quyết theo quy định.

Câu 59: Tôi làm việc tại cơ quan nhà nước từ 01/08/2009 đến ngày 01/08/2016 tôi chấm dứt hợp đồng lao động. Tôi được cơ quan đóng BHXH là 07 năm, tính đến thời điểm nghỉ việc.

Đến cuối tháng ngày 20/8/2016 thì tôi thi tuyển và làm hợp đồng để trở thành một đại lý bảo hiểm cho 1 công ty chuyên về bảo hiểm nhân thọ, mà công ty bảo hiểm nhân thọ thì không đóng BHXH cho tôi.

Vậy cho tôi hỏi là:

– Trường hợp của tôi thì có được hưởng TCTN hay không?

– Nếu có thì tôi cần làm những chuẩn bị những thủ tục và giấy tờ gì?

– Nếu không thì tại sao?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm thì người lao động có nguyện vọng hưởng BHTN phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và được xét hưởng TCTN hàng tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm.

Đối chiếu thông tin bạn cung cấp với quy định nêu trên thì đến nay bạn đã hết thời hạn nộp hồ sơ hưởng TCTN (trước ngày 01/11/2016). Do đó, thời gian tham gia BHTN chưa hưởng của bạn sẽ được bảo lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 để làm căn cứ xét hưởng BHTN khi đủ điều kiện hưởng theo quy định. Nếu Bạn làm hợp đồng để trở thành một đại lý bảo hiểm cho 1 công ty chuyên về bảo hiểm nhân thọ mà có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì Công ty này phải tham gia đóng BHXH, BHTN cho Bạn theo quy định.

Câu 58: Trước đây em đi làm có đóng BHXH được 5 năm 5 tháng và thời gian đóng BHTN được 4 năm 11 tháng. Em đã thôi làm việc được 14 tháng. Hiện tại em ở nhà trông con và đã mang thai được 7 tháng. Em muốn mua BHYT tự nguyện nhưng thời gian cấp thẻ trước khi sinh là 1.5 tháng. Hiện em ở nhà (đã mất giấy quyết định nghỉ việc) mà giờ em muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp có được không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm về thời hạn nộp hồ sơ hưởng TCTN tại Trung tâm dịch vụ việc làm là 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã thôi làm việc được 14 tháng, đối chiếu với quy định nêu trên bạn đã hết thời gian nộp hồ sơ để xét hưởng TCTN theo quy định. Thời gian tham gia BHTN chưa hưởng của bạn sẽ được bảo lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 để làm căn cứ xét hưởng BHTN khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Câu 57: Sau khi tôi nghỉ thai sản 6 tháng, tôi dự định sẽ chấm dứt HĐLĐ tại Công ty. Vậy tôi có được hưởng BHTN sau khi chấm dứt HĐLĐ không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 thì khi bà chấm dứt HĐLĐ tại Công ty có nhu cầu hưởng BHTN thì phải nộp hồ sơ hưởng BHTN tại Trung tâm dịch vụ việc làm (thuộc Sở LĐTBXH) làm nơi bà muốn nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ và được giải quyết hưởng TCTN khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm.

Thông tin bà cung cấp không đầy đủ về thời gian tham gia BHTN, do đó đề nghị bà đối chiếu với quy định tại Điều 49 Luật Việc làm về điều kiện hưởng TCTN để biết mình có đủ điều kiện hưởng hay không.

Câu 55: Cho em hỏi Luật BHYT có hiệu lực từ thời gian nào? (phanchitaicm01@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

Đối với một số điều, khoản không sửa đổi vẫn thực hiện theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 có hiệu lực ngày 01/7/2009

Câu 54: Tôi muốn biết danh sách các cơ sở KCB cùng tuyến huyện trên địa bàn Hà Nội và Hải Phòng để phổ biến cho NLĐ ở Công ty khi cần đi KCB đúng tuyến thì phải lấy thông tin ở đâu? (maithianhnguyet99@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

Hiện nay, BHXH thành phố Hà Nội và BHXH thành phố Hải Phòng đã cập nhật danh sách các cơ sở KCB ban đầu trên website của đơn vị, đề nghị Bà tham khảo thông tin để hướng dẫn NLĐ đi KCB đúng quy định.

Câu 53: Em đang ở tỉnh Đắc Lắc và đang tham gia BHYT, xin hỏi nếu em vào tp HCM để khám và điều trị thì em có được hưởng chế độ BHYT không? (binh001122@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

– Bạn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi KCB BHYT khi đến KCB tại các cơ sở KCB trên địa bàn Tp.HCM tương đương với tuyến cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với Giấy tạm trú.

– Hoặc đến KCB BHYT tại bất kì cơ sở KCB tuyến quận/huyện trên địa bàn tp HCM thì cũng sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị trong phạm vi và mức hưởng trên thẻ BHYT.

Để được biết Danh sách cơ sở KCB BHYT tại Tp.HCM, đề nghị ban xem trên trên website BHXH Tp.

Câu 52: trước đây em đi làm đóng BHXH được 5 năm 5 tháng và thời gian đóng BHTN được 4 năm 11 tháng. Em đã thôi việc được 14 tháng. Hiện tại em ở nhà trông con và đang mang thai được 7 tháng, em mới mua BHYT tự nguyện nhưng thời gian cấp thẻ trước sinh là 1,5 tháng. Thẻ BHYT được cấp trước 1,5 tháng mà em phải sinh mổ thì có được BHYT chi trả không? (luyen331@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 16 Luật BHYT thì người tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.

Như vậy, thời gian được bác sỹ chỉ định phẫu thuật lấy thai sau thời gian cấp thẻ 1,5 tháng thì chi phí sinh con do quỹ BHYT thanh toán.

Tuy nhiên, hiện nay BHYT mang tính bắt buộc nhằm chia sẻ rủi do giữa những người tham gia; không phải khi có bệnh mới tham gia BHYT. Vì vậy, Bà nên tham gia BHYT liên tục để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, người thân của mình và giúp đỡ cộng đồng.

Câu 51: Hiện em tạm trú ở tp HCM, em tốt nghiệp ra trường nhưng chưa có việc làm, hồi con đi học thì BHYT trường mua, bây giờ ra luật mới là mua theo hộ gia đình. Bố mẹ em đã mua BHYT cho cả em ở Bình Thuận nhưng phần lớn thời gian em sinh sống ở tp HCM. Vậy bố mẹ em có thể đăng kí cho em KCB ở một bệnh viện nào tại tp HCM không? (natalidung@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

Trường hợp bạn muốn đổi nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT: vào đầu mỗi quỹ, đề nghị bạn mang thẻ BHYT đến cơ quan BHXH nơi đã cấp thẻ để làm thủ tục đổi nơi đăng ký KCB ban đầu.

Trường hợp bạn có đăng kí tạm trú tại tp.GCM: đề nghị bạn đến đại lý thu BHYT nơi tạm trú để được hướng dẫn làm thủ tục để cấp thẻ BHYT theo hộ gia đình.

Câu 50: Bạn đọc từ địa chỉ email dinhhuong.hut@gmail.com hỏi:

Tôi tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016, tổng cộng là 08 tháng; tháng 4/2016 tôi sinh con nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan BHXH địa phương giải quyết với lý do “không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản”.

Tôi thấy vô lý nên đã đến hỏi trực tiếp cơ quan BHXH huyện và được cán bộ ở đó giải đáp như sau: Tháng 11/2015 Công ty thực hiện báo tăng lao động tham gia BHXH trong đó có tôi, đồng thời thực hiện truy nộp từ tháng 8/2015 (thời gian truy nộp 03 tháng này không được tính để giải quyết chế độ BHXH). Do vậy, tôi “không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản”.

Tôi xin hỏi BTC:

– Cơ quan BHXH huyện giải đáp như vậy có đúng không ?

– Tôi có được hưởng chế độ sinh con không ? Nếu không được giải quyết thì căn cứ đó được quy định cụ thể ở Văn bản nào ?

Tôi xin trân trọng cảm ơn BTC!

BHXH Việt Nam trả lời:

Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Luật BHXH quy định việc trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc bị xử lý theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 28 Nghị định Số 88/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính Phủ, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định người lao động phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Do Bạn chưa nêu rõ lý do truy đóng 03 tháng BHXH nên để đảm bảo quyền lợi đề nghị Bạn gửi hồ sơ đến BHXH Việt Nam để được xem xét, trong trường hợp còn vướng mắc BHXH Việt Nam sẽ giao cho BHXH tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan để làm rõ trách nhiệm trong việc giải quyết chế độ cho Bà.

Câu 49: Bạn đọc từ địa chỉ email dkhanh7980@gmail.com

Theo quy định của Luật BHXH, căn cứ để tính trợ cấp ốm đau là tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nhưng một số trường hợp tháng liền kề trước khi nghỉ ốm không đóng BHXH thì có được hưởng chế độ ốm đau không?

Ví dụ 1: Tháng 2/2016 nghỉ không lương, ốm tháng 3/2016 và không đóng BHXH tháng 3/2016. Vậy người lao động có được hưởng trợ cấp ốm đau của tháng 3/2016 không?

Ví dụ 2: Tháng 2/2016 nghỉ hưởng chế độ ốm đau 12 ngày và nghỉ việc không hưởng lương 5 ngày, tổng cộng 17 ngày không làm việc trong tháng, không đóng BHXH tháng 2/2016. Tiếp đó tháng 3/2016 ốm 10 ngày, nghỉ không lương 6 ngày, tổng cộng 16 ngày không làm việc, không đóng BHXH tháng 3/2016. Vậy người lao động có được hưởng trợ cấp ốm đau của tháng 3/2016 không?

Rất mong chương trình hỗ trợ tư vấn để thực hiện tốt chính sách BHXH cho người lao động. Xin chân thành cảm ơn.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo hướng dẫn tại Điểm 1 Công văn số 3432/LĐTBXH- BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ BHXH theo Luật BHXH năm 2014:

Người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Đề nghị Bạn đối chiếu quy định trên để giải quyết chính sách cho người lao động.

Câu 48: Bạn đọc từ địa chỉ email quanganh1303@gmail.com hỏi:

Theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH hướng dẫn về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ có quy định về thời gian làm thủ tục, theo đó Đơn vị phải nộp hồ sơ hưởng chế độ cho cơ quan BHXH trong 55 ngày (bao gồm thời hạn nộp hồ sơ của người lao động không quá 45 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc + 10 ngày sau khi Đơn vị đã nhập đủ hồ sơ của người lao động). Vậy quá thời hạn này mới nộp hồ sơ thì có được hưởng chế độ nữa hay không? Nếu có thì có phải làm thêm hồ sơ, giấy tờ gì nữa không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 102, Điều 103 Luật BHXH năm 2014:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.

Tại Điều 116 Luật BHXH quy định trường hợp vượt quá thời hạn được quy định thì phải giải trình bằng văn bản.

Như vậy, quá thời hạn quy định tại Điều 102, Điều 103 nêu trên, đơn vị Ban mới nộp hồ sơ thì phải có văn bản giải trình gửi cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết.

Câu 47: Bạn đọc từ địa chỉ email anhdaobhxh@gmail.com hỏi:

Đối với những người sinh con vào tháng 6/2016 thì mức lương cơ sở để tính tiền thai sản là mức 1.150.000đ hay 1.210.000đ? Em xin cám ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điều 38 Luật BHXH năm 2014 lao động nữ sinh con dưới 06 tháng tuổi thì được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Bạn sinh con vào tháng 6/2016 nên trợ cấp một lần của Bạn tính thương mức lương cơ sở tại tháng thời điểm sinh là 1.210.000 đồng.

Ngày 08/8/2016, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Văn bản số 2917/BLĐTBXH-BHXH hướng dẫn việc thực hiện chế độ BHXH từ ngày 1/5/2016. Theo đó người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ ngày 1/5/2016 trở đi thì mức hưởng được tính trên mức lương cơ sở 1.210.000 đồng. Do Bạn không nói rõ Bạn có thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay không nên BHXH Việt Nam không có căn cứ để trả lời cụ thể.

Câu 46: Bạn đọc từ địa chỉ email tranhuenhi75@gmail.com hỏi:

Tôi và Bạn tôi (đều có trình độ đại học giống nhau) cùng thi tuyển vào một cơ quan đơn vị sự nghiệp. Tôi may mắn được tuyển dụng đợt này, còn Bạn tôi tuy điểm thi cũng cao nhưng vẫn bị trượt. Khi vào làm việc tôi được ký hợp đồng làm việc, thời gian thử việc là 12 tháng được xếp ngạch … hưởng mức lương bậc 1, hệ số lương 2.34 x85%.

Sau 5 tháng, do cơ quan tôi có một người nghỉ hưu nhưng chưa có đợt thi tuyển cán bộ viên chức nên Bạn tôi được thông báo đến hợp đồng thử việc 2 tháng, hưởng mức lương 2,34 x 85%. Sau hai tháng thử việc, Bạn tôi thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nên được cơ quan hợp đồng lao động với thời hạn 3 năm, mức lương áp dụng theo thang bảng lương Nhà nước quy định (NĐ/2004/NĐ-CP) xếp ngạch …….bậc 1, hệ số 2,34.

Giả sử sau 1 năm tham gia BHXH cả tôi và Bạn tôi đều sinh em bé thì chế độ thai sản của tôi được hưởng ít hơn Bạn tôi như sau:

Tôi được hưởng: 2,34 x 85% x 1.210.000 x 6 tháng + 2 x 1.210.000 = 16.860.140 đồng

Bạn tôi được hưởng: 2,34 x 1.210.000 x 6 tháng + 2 x 1.210.000 = 19.408.400 đồng

Như vậy, ngoài mức lương hàng tháng được nhận thấp hơn thì quyền lợi BHXH của tôi cũng thấp hơn. Vậy, căn cứ quy định (Thông tư, Nghị định, Quy định) nào mà người HĐLĐ lại được hưởng quyền lợi cao hơn người  được thi tuyển (Hợp đồng làm việc). Đề nghị quý cơ quan BHXH giải thích và trả lời rõ cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 điều 31 Luật BHXH năm 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Đối chiếu quy định trên, mức hưởng trợ cấp thai sản của Bạn căn cứ vào mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của Bạn (2,34 x 85%). Đối với vấn đề Bạn hỏi về quyền lợi BHXH của Bạn thấp hơn Bạn của Bạn và căn cứ quy định (Thông tư, Nghị định, Quy định) nào mà người HĐLĐ lại được hưởng quyền lợi cao hơn người  được thi tuyển (Hợp đồng làm việc), về phần nội dung này không thuộc lĩnh vực BHXH. Do vậy BHXH Việt Nam đề nghị Bạn liên hệ với cơ quan có thẩm quyền quy định về chế độ tiền lương để được giải đáp rõ hơn.

Câu 45: Em có BHYT của hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ và cấp cho nên nơi đăng kí KCB ban đầu ở xã An Hòa, An Lão, Bình Định. Em vào tp HCM đi học, vậy em có được dùng thẻ BHYT khám ở Bệnh viện 175 và tính là có thẻ BHYT không hay bị xem là trái tuyến và không được hưởng chế độ BHYT? (nguyenthimongtien94@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

Khi bạn đến KCB tại Bệnh viện 175 – Tp HCM (bệnh viện tuyến tỉnh), không trong tình trạng cấp cứu, không có Giấy chuyển tuyến thì được xác định là KCB không đúng tuyến quy định và được quỹ BHYT thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú và không được thanh toán đối với chi phí điều trị ngoại trú.

Để được hưởng đầy đủ quyền lợi khi KCB BHYT tại Tp.HCM, bạn có thể đến các bệnh viện tuyến quận/huyện trên địa bàn Tp HCM và chỉ cần xuất trình thẻ BHYT.

Câu 44: Tôi có BHYT tại TTYT quận Hải Châu, tp Đà Nẵng, vừa rồi đi KCB tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, tôi có đưa thẻ BHYT này thì bị bệnh viện từ chối, không dùng thẻ BHYT này mà phải mua phiếu KCB và trả tiền đầy đủ các dịch vụ nội soi, xét nghiệm. Mong cơ quan BHXH giải đáp giúp tôi (duynddqn@gmail.com)

BHXH Việt Nam trả lời:

Khi ông/bà đến KCB tại BVĐK Đà Nẵng (bệnh viện tuyến tỉnh), không trong tình trạng cấp cứu, không có Giấy chuyển tuyến của TTYT quận Hải Châu thì được xác định là KCB không đúng tuyến quy định và được quỹ BHYT thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú và không thanh toán chi phí điều trị ngoại trú.

Vì vậy, bệnh viện đã thu tiền KCB ngoại trú của ông/bà là đúng quy định.

Câu 43: Em có thẻ BHYT với mức hưởng là 100% nếu em nằm viện điều trị thì em sẽ được thanh toán tiền giường như thế nào? Và có quy định số ngày nằm viện điều trị hay không? Em nghe nói chỉ thanh toán tiền giường được có tối đa 15 ngày, như vậy có đúng không? (hoquocmanh@gmail.com)

BHXH Việt Nam trả lời:

Tại Thông tư 11/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế ban hành danh mục DVKT phục hồi chức năng và số ngày bình quân một đợt điều trị của một số bệnh, nhóm bệnh được quỹ BHYT thanh toán có quy định giới hạn cụ thể về ngày giường điều trị đối với chuyên khoa phục hồi chức năng. Tuy nhiên Thông tư này đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2016. Ngày 30/6/2016, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2016/TT-BYT quy định đanh mục kỹ thuật, danh mục vật tư y tế dùng trong phục hồi chức năng và việc chi trả chi phí phục hồi chức năng ban ngày thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2016 và không còn quy định cụ thể về ngày giường điều trị với chuyên khoa phục hồi chức năng.

Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật nói chung cũng như của cơ quan BHXH nói riêng không có quy định nào về việc ngày giường điều trị đối với các chuyên khoa. Việc chỉ định thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh và chỉ định điều trị của bác sĩ. Do đó, thông tin về việc chỉ thanh toán tiền giường được tối đa 15 ngày như bạn hỏi là không chính xác.

Trường hợp bạn phải điều trị nội trú thì quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT của bạn.

Câu 42: Bạn đọc từ địa chỉ email tamnguyen012013@gmail.com hỏi:

BHXH Việt Nam cho em hỏi, theo quy định Thông tư 59/2016 thì thời gian ốm trùng với thời gian nghỉ không lương thì không được thanh toán chế độ ốm đau. Vậy tháng 6/2016 em có bị ốm chứng từ C65-HD cho nghỉ 10 ngày (1/6 – 10/6). Em nghỉ 10 ngày rồi xin nghĩ không lương ở nhà dưỡng bệnh, Vì thế BHXH nói phải báo giảm không lương cả tháng 6, vậy tháng 6 em có phát sinh (KL) – Vậy em có thanh toán được chế độ ốm trong tháng 6 đó ko ạ.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo hướng dẫn tại Điểm 1 Công văn số 3432/LĐTBXH- BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ BHXH theo Luật BHXH năm 2014:

Người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Do vậy trường hợp của Bạn được thanh toán chế độ ốm đau trong tháng 06/2016./.

Câu 41: Trước đây tôi có đi làm và tham gia đóng BHXH trong công ty. Nhưng rồi sau đó tôi mắc bệnh suy thận mãn tính (đang phải chạy thận chu kì), vì thế tôi phải nghỉ việc để chữa bệnh. Thời gian sau công ty có quyết định cho tôi nghỉ việc luôn, nhưng ngày chốt không đóng bảo hiểm lại quá xa so với ngày có quyết định nghỉ việc, và cũng vì chữa bệnh nên tôi không thể đi làm bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ngay được, vì thế đến bây giờ tôi vẫn chưa được hưởng BHTN mặc dù bảo hiểm 1 lần tôi đã hưởng. Hiện nay tôi vẫn đang thất nghiệp vì không tìm được việc làm, tôi rất muốn được hưởng BHTN.

Tôi rất mong bảo hiểm hướng dẫn cụ thể để tôi có thể được hưởng BHTN, để có tiền chữa bệnh.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm thì người lao động có nguyện vọng hưởng BHTN phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và được xét hưởng TCTN hàng tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm.

Tuy nhiên, thông tin Bà cung cấp không rõ thời điểm công ty ra quyết định cho Bà nghỉ việc (chấm dứt HĐLĐ). Do đó, đề nghị Bà đối chiếu với quy định nêu trên để nộp hồ sơ xét hưởng TCTN theo quy định.

Trường hợp quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng TCTN theo quy định, thời gian tham gia BHTN chưa hưởng của Bà sẽ được bảo lưu  theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 để làm căn cứ xét hưởng BHTN khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Câu 40: Bạn đọc từ địa chỉ email hanhphucthanhthanh@gmail.com hỏi:

Tôi nộp hồ sơ trợ cấp một lần ở nơi tôi đang sống nhưng BHXH không giải quyết với lý do tôi không có hộ khẩu, sổ tạm trú. BHXH không nhận hồ sơ với lý do đó là đúng hay sai. Xin quý cơ quan trả lời cho tôi qua địa chỉ mail này.

BHXH Việt Nam trả lời:

Hồ sơ hưởng BHXH một lần được quy định tại Điều 109 Luật BHXH năm 2014, Điều 20 Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam và do người lao động nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Về “nơi cư trú của công dân” được giải thích tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 636/QĐ-BHXH là: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú”.

Đối chiếu quy định nêu trên, để được xem xét giải quyết hưởng BHXH một lần, đề nghị Ông cung cấp đơn đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần (mẫu số 14-HSB) và hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH nơi Ông cư trú để được giải quyết hưởng BHXH một lần.

Câu 39: Bạn đọc từ địa chỉ email khanhlinh8491@gmail.com hỏi:

Hiện tại tôi xử lý hồ sơ tai nạn lao động, theo Luật Vệ sinh an toàn lao động có hiệu lực từ ngày 1-7-2016 thì hồ sơ TNLĐ không cần nộp biên bản điều tra TNLĐ nhưng theo quyết định 636 lại quy định hồ sơ TNLĐ cần nộp biên bản điều tra TNLĐ. Vậy giờ tôi nên giải quyết thủ tục hồ sơ như thế nào?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3647/LĐTBXH-ATLĐ ngày 07/7/2016 và văn bản triển khai thực hiện của BHXH Việt Nam ngày 21/9/2016 thì đối với trưởng hợp bị tai nạn lao động điều trị xong ra viện hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ TNLĐ không cần biên bản điều tra TNLĐ. Tuy nhiên, tại văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do đơn vị lập cần bổ sung tiêu thức ”Biên bản điều tra TNLĐ số … ngày … tháng … năm … của Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở thực hiện) hoặc cấp tỉnh (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh thực hiện) hoặc cấp Trung ương (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp Trung ương thực hiện); trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì ghi thêm nội dung: (biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn lập ngày … tháng …  năm … của …)”.

Như vậy, nếu bạn điều trị xong ra viện trước ngày 01/7/2016 thì hồ sơ vẫn phải có biên bản điều tra TNLĐ và các giấy tờ khác theo quy định tại Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam; trường hợp bạn điều trị xong ra viện từ ngày 01/7/2016 thì hồ sơ không cần biên bản điều tra TNLĐ.

Câu 38: Bạn đọc từ địa chỉ email thuylinh071088@gmail.com hỏi:

Tôi là công nhân đã nghỉ việc sau 12 tháng, nay tôi muốn hưởng BHXH một lần nhưng khi đến BHXH nộp sổ thì bị bảo hiểm từ chối nhận sổ với lý do trước đây tôi đã hưởng một lần không đúng quy định: nghỉ việc chưa sau 12 tháng đã có việc làm. Tuy nhiên khi đó tôi mới thử việc ở công ty sau, tôi không biết công ty đã đóng BHXH cho tôi. Giờ BHXH yêu cầu tôi phải nộp lại số tiền đã hưởng lần trước rồi ghép sổ xong mới giải quyết BHXH một lần cho toàn bộ quá trình. Nhưng nay tôi đang không có việc làm nên không có đủ số tiền để nộp lại. Vậy tôi phải làm sao để hưởng số tiền một lần của công ty sau? Tôi không cần gộp cuốn sổ đã hưởng một lần trước đây có được không ?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo thư Bạn hỏi, khi chưa đủ 12 tháng sau khi nghỉ việc của lần thứ nhất, Bạn tiếp tục đóng BHXH tại công ty thứ hai nhưng vẫn lập hồ sơ đề nghị giải quyết BHXH một lần với sổ BHXH của thời gian đóng BHXH thứ nhất là không đúng quy định của Luật BHXH năm 2006. Do đó, việc Bạn đề nghị hưởng BHXH một lần khi đã nghỉ việc sau 12 tháng của lần thứ hai cơ quan BHXH hướng dẫn Bạn gộp sổ BHXH là để thực hiện đúng quy định của chính sách. Đề nghị Bạn phối hợp với cơ quan BHXH để được hướng dẫn thực hiện đúng quy định.

Câu 37: Bạn đọc từ địa chỉ email nguyena689@gmail.com hỏi:

Tôi tên Đào Minh Đá, sinh năm 1954. Quá trình công tác của tôi từ tháng 04/1973 đến tháng 12/1976 là Y tá đội phẫu thuật Tiểu đoàn Tây Đô, trực thuộc Quân y tỉnh Cần Thơ. Sau đó phục viên xuất ngũ về địa phương và hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg. Ngày 20/6/2016, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang đã thu hồi Quyết định hưởng trợ cấp một lần.

Như vậy thời gian công tác đó tôi được cộng nối thời gian không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Việc xem xét tính thời gian công tác đối với người lao động phải căn cứ hồ sơ gốc thể hiện diễn biến quá trình công tác được tính hưởng BHXH. Nội dung thư Ông hỏi không thể hiện rõ thời gian công tác sau khi Ông phục viên về địa phương, do đó BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời câu hỏi của Ông. Đề nghị Ông cung cấp hồ sơ và liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được trả lời cụ thể.

Câu 36: Bạn đọc từ địa chỉ email phongtchc.packexim@gmail.com hỏi:

Công ty tôi có một lao động A mắc bệnh hiểm nghèo và chết. Lao động này tham gia BHXH từ tháng 11/1999. Tháng 12/2015 Công ty đã báo giảm BHXH để ông A hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Tháng 7/2016 ông A chết. Hiện, ông A còn 1 vợ  sinh năm 1971, một con sinh năm 1999 và một con sinh năm 2004. Bố mẹ đẻ của ông A là cán bộ nghỉ hưu, mức lương 1.700.000 đồng/tháng. Mẹ vợ ông A sinh năm 1949 và không có thu nhập. Gia đình ông A hiện giờ muốn lựa chọn chế độ tử tuất một lần cho ông A có được không? Mức hưởng tuất một lần được tính như thế nào, biết rằng đến tháng 12/2015 công ty tôi vẫn thực hiện trả lương theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước. Hệ số lương đóng BHXH của ông A từ 01/2004 đến tháng 11/2011 là 2.9, hệ số lương của ông A từ tháng 12/2011 đến tháng 11/2015 là 3.49.

Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo thư bạn hỏi, ông A chết tháng 7/2016, thuộc đối tượng quy định tại Luật BHXH năm 2014.

Luật BHXH năm 2014 quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần tại Điều 69 như sau:

“1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

Theo thư Bạn nêu chưa đủ thông tin về tổng thời gian tham gia BHXH của ông A và tình trạng sức khỏe của các thân nhân khi ông A chết nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ trả lời.

Đề nghị Bạn nghiên cứu các quy định nêu trên và đối chiếu với trường hợp của ông A để xác định chế độ đối với thân nhân của ông A. Trường hợp có vướng mắc đề nghị liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được trả lời cụ thể.

Câu 35: Bạn đọc từ địa chỉ email nguyenngoctk21@gmail.com hỏi:

Người nay là giáo viên từ 9/1983 đến 8/1985: Giáo viên, tập sự. 9/1985 bổ nhiệm ngạch. sau đó tiếp tục dạy đến 5/1986 thì đi bộ đội (Đi bộ đội sau khi đã bổ nhiệm ngạch. Thời gian đi bộ đội từ 6/1986 đến 5/1989, sau đó về tiếp tục dạy ở đơn vị cũ. Khi tính % phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54, thì chỉ tính thời gian từ 9/1985 đến 5/1986 và từ 6/1989 đến 4/2011, thời gian trong quân đội không tính, như vậy có đúng không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo thì: “Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có)”.

Theo quy định của chính sách thì chế độ phụ cấp thâm niên trong quân đội được áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp có đủ 5 năm (tròn 60 tháng) tuổi quân trở lên. Trường hợp Bạn nêu có thời gian từ tháng 6/1986 đến tháng 5/1989 (3 năm) phục vụ trong quân đội nên khi tính % phụ cấp thâm niên theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP không bao gồm thời gian công tác trong quân đội là đúng quy định.

Câu 34: em là sinh viên ĐH ở quận Tân Phú, tp HCM. Em được cấp thẻ BHYT diện xã bãi ngang ven biển tỉnh Phú Yên. Vậy em xin hỏi thẻ BHYT có được KCB ở phòng khám bệnh viện nơi đăng kí thường trú không? (maitruc28081996@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

Điểm h, Khoản 3, Điều 12 Luật BHYT quy định Ngân sách nhà nước chỉ mua thẻ cho đối tượng đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (bao gồm các xã bãi ngang ven biển). Trường hợp của bạn hiện giờ không sinh sống tại xã bãi ngang ven biển nên không đủ điều kiện để được cấp thẻ BHYT cho đối tượng này.

Đề nghị bạn trả lại thẻ BHYT được cấp cho đối tượng đang sinh sống tại xã bãi ngang ven biển và tham gia BHYT theo nhóm HSSV tại trường đại học.

Câu 33: Tôi bị tai nạn té xe gắn máy khi nhập viện tôi có xuất trình thẻ BHYT, khi ra viện thì tôi chỉ phải thanh toán 20% tổng chi phí điều trị và được bác sĩ kê đơn thuốc 7 ngày, uống hết tái khám cho đơn lần 2. Vậy tôi xin hỏi tiền thuốc lần 1, lần 2 và tiền tái khám của tôi có được BHYT chi trả 80% hay không? Nếu được thì thủ tục để hưởng BHYT ra sao, hóa đơn chứng từ bảng kê của nhà thuốc có được xem là hợp lý không hay phải hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn thông thường? (truongloi81@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

Thuốc được kê đơn sau đợt điều trị nội trú, cũng như tiền tái khám và đơn thuốc kê cho lần tái khám được quỹ BHYT thanh toán cho cơ sở KCB căn cứ phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT và lần đầu KCB là đúng quy định hay không đúng quy định). Người bệnh BHYT không phải tự trả chi phí này.

Câu 32: Bạn đọc le.binhminh453@gmail.com hỏi:

1. Số sổ BHXH của tôi là 0111097509; Số chứng minh thư được làm lại mới đây năm 2015 là 033197000024.

Tôi có tham gia đóng bảo hiểm bắt đầu từ tháng 10/2010. Theo chốt bảo hiểm có ghi tôi đóng từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011. Vậy sao tôi tra cứu trên Cổng thông tin điện tử về bảo hiểm chỉ thấy thống kê từ năm 2013.

2. Hiện tại bên công ty cũ của tôi đang ít việc, tôi xin làm ở công ty khác nhưng bên công ty cũ tôi chưa chốt được sổ do kế toán đang trong thời gian sinh đẻ. Vậy tôi có thể vẫn tiếp tục đóng bảo hiểm ở bên công ty mới vào số sổ BHXH cũ được không? Ví dụ đến tháng 9 tới đây tôi đóng tiếp bảo hiểm từ bên công ty mới. Vậy bên bảo hiểm có tiếp tục tính cho tôi thời gian tôi đóng bảo hiểm không.

Xin được giải đáp và hướng dẫn tôi thủ tục sao cho nhanh gọn và không quá phức tạp. Trân trọng cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

1. Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật BHXH năm 2014; Điều 33 Quy định quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, định kỳ 06 tháng người tham gia BHXH được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo BHXH; định kỳ hằng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH. Trường hợp thông tin về đóng BHXH của Ông/Bà chưa đúng, Ông/Bà kiến nghị

với đơn vị để được giải đáp, trường hợp chưa thỏa đáng thì kiến nghị với cơ quan BHXH.

2. Căn cứ quy định tại Luật BHXH năm 2014, trường hợp Ông/Bà chấm dứt HĐLĐ tại Công ty hiện nay, giao kết HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên tại Công ty mới thì Ông/Bà thuộc đối tượng tham gia BHXH. Công ty mới có trách nhiệm đăng ký đóng BHXH đối với Ông/Bà.

Thủ tục tham gia BHXH theo Quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam. Đề nghị Ông/Bà liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Câu 31: Bạn đọc từ địa chỉ email Nguyễn Thị Toàn <nttoan@vieba.com> hỏi:

Hiện tại cháu đã đi làm sau thời gian phá thai, cháu có mang giấy ra viện đến cơ quan để làm chế độ bảo hiểm nhưng bên hành chính không nhận, vì nói không có dấu vuông của bảo hiểm.

Cháu có thai được 21 tuần 5 ngày phát hiện thai bị dị tật nên xin bỏ.

Cháu dùng dịch vụ phá thai bằng thuốc tại khoa điều trị theo yêu cầu bệnh viện Phụ sản Trung ương. Sau 3 ngày được ra viện và có giấy ra viện đóng dấu của bệnh viện.

Hiện tại cơ quan không chấp nhận giấy ra viện của cháu. Vậy cháu phải làm cách nào ạ?

Cháu mong sớm nhận được phản hồi từ phía BHXHVN.

Trân trọng.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo qui định tại Điều 101 Luật BHXH năm 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ phá thai bệnh lý là bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.  Cơ quan BHXH không quy định phải có dấu vuông của Bảo hiểm trên Giấy ra viện; Giấy ra viện được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp đủ căn cứ để giải quyết chế độ.

Theo như Bạn phản ánh, sau khi ra viện, Bạn đã được bệnh viện nơi điều trị cấp giấy ra viện và có đóng dấu của bệnh viện, nhưng cơ quan Bạn đã không chấp nhận giấy ra viện của Bạn. Tuy nhiên Bạn không cung cấp giấy ra viện kèm theo nên BHXH Việt Nam chưa có cơ sở để trả lời Bạn. Bạn có thể gửi hồ sơ xin giải quyết hưởng chế độ thai sản đến cơ quan BHXH nơi đơn vị Bạn tham gia đóng để được hướng dẫn cụ thể.

Câu 30: Bạn đọc từ địa chỉ email hanguyen1962@yahoo.com.vn hỏi:

Tôi tên là Nguyễn Vinh Hà, sinh ngày 04/5/1962, trú tại Khu Nhà ở xã hội CT 19A1 phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội xin hỏi quý cơ quan về 2 vấn đề sau:

1. Bố tôi là ông Nguyễn Thái Ninh, sinh năm 1931, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Khóa VII, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa TW (nay là Ban Tuyên giáo TW) mất vào tháng 10/1993 trong quá trình điều trị căn bệnh ung thư (thời điểm đó bố tôi vẫn đang công tác chưa nghỉ hưu). Thời gian công tác liên tục từ năm 1947 đến tháng 10/1993.

Vậy Bố tôi có được hưởng chế độ BHXH một lần theo quy định của Luật BHXH mới và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ không? Thủ tục xin trợ cấp chế độ BHXH một lần như thế nào?

2. Tôi đi lao động tại Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) từ 29/9/1981 đến 01/7/1987 theo Hiệp hợp tác quốc tế về lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHDC Đức (cũ). Trước khi đi sang Đức, tôi vừa tốt nghiệp phổ thông cấp 3 hệ 10 năm (nay là Phổ thông trung học) và được đi lao động ở Đức theo tinh thần nội dung Nghị quyết số 362/CP ngày 29/11/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc hợp tác sử dụng lao động đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Trong suốt quá trình lao động tại CHDC Đức (cũ), tôi luôn hoàn thành tốt công viêc, không vi phạm quy định pháp luật của nước sở tại và Việt Nam, lương hàng tháng của tôi, phía Bạn (Đông Đức cũ) vẫn trích 15% lương/tháng chuyển trả cho Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong suốt thời gian đi lao động tại Đức.

Sau khi về nước, tôi ở nhà hơn 1 năm (tôi chưa nhận bất kỳ chế độ trợ cấp nào của Nhà nước) và tiếp tục đi học Đại học Tổng hợp Hà Nội (Khoa Luật) đến tháng 10/1992 tốt nghiệp; Từ tháng 5/1993 đến nay công tác tại Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, có thời gian đóng BHXH bắt buộc liên tục từ 1994 đến nay.

Vậy xin hỏi quý cơ quan: Tôi có được nhận chế độ trợ cấp nào không? Nếu có thì thủ tục như thế nào? Về thời gian đi lao động tại CHDC Đức (cũ), tôi muốn nối vào thời gian đóng BHXH bắt buộc hiện nay có được không? Thủ tục ra sao?

Rất mong nhận được sự hồi đáp của quý cơ quan.

Xin chân thành cảm ơn!

BHXH Việt Nam trả lời:

Về nội dung thư của Ông, BHXH Việt Nam có ý kiến như sau:

1.  Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Trường hợp bố của Ông đã chết từ tháng 10/1993, không thuộc đối tượng quy định về hưởng BHXH một lần theo Luật BHXH năm 2014 và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ.

2.  Trường hợp của Ông, nếu sổ BHXH ghi nhận thời gian đóng BHXH từ năm 1994 đến nay và thời gian này chưa hưởng BHXH một lần thì thời gian đó được tính hưởng BHXH.

Về chế độ BHXH cụ thể của Ông phải căn cứ vào tuổi đời, diễn biến quá trình công tác cụ thể của Ông để trả lời. Hiện nay, BHXH Việt Nam không có thông tin đầy đủ nên chưa có căn cứ trả lời Ông.

Về thời gian Ông đi lao động tại Cộng hòa dân chủ Đức để được tính thời gian công tác thì hồ sơ phải đảm bảo theo quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3 Điều 35 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, gồm có:

“a) Lý lịch gốc, lý lịch bổ sung (nếu có), các giấy tờ gốc có liên quan đến thời gian làm việc, tiền lương của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định tiếp nhận trở lại làm việc đối với trường hợp người lao động về nước và tiếp tục làm việc trước ngày 01/01/1995. Trường hợp không có Quyết định tiếp nhận thì được thay thế bằng Lý lịch do người lao động khai khi được tiếp nhận trở lại làm việc hoặc lý lịch của người lao động khai có xác nhận của đơn vị tiếp nhận.

b) Bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” của Cục Hợp tác quốc tế về lao động (nay là Cục Quản lý lao động ngoài nư­ớc) cấp;

Trư­ờng hợp không còn bản chính “Thông báo chuyển trả” hoặc “Quyết định chuyển trả” thì phải có Giấy xác nhận về thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ BHXH của Cục Quản lý lao động ngoài n­ước trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động (theo Mẫu số 1 và số 2 ban hành kèm theo Thông t­ư này).

c) Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần (hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ đối với trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trong khoảng thời gian ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994) sau khi về nước của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận”.

Đề nghị Ông đối chiếu quy định nêu trên và cung cấp hồ sơ có liên quan đến cơ quan BHXH địa phương để được trả lời cụ thể.

Câu 29: Bạn đọc từ địa chỉ email dkhanh7980@gmail.com hỏi:

Bố tôi có quá trình công tác như sau:

01/1968 – 01/1973: Du kích xã

02/1973 – 12/1975: Bộ đội, chiến sỹ V14

01/1976 – 10/1978: Nhân viên huyện ủy

11/1978 – 10/1981: Thiếu úy, Trung đoàn 573

11/1981 – 8/2010: Chuyển ngành về làm cán bộ huyện ủy

Khi nghỉ hưu, lương hưu tại thời điểm nghỉ việc thấp hơn lương thiếu úy, vậy bố tôi có được tính lương hưu theo lương thiếu úy không?

Xin cảm ơn chương trình!

BHXH Việt Nam trả lời:

Nội dung thư Bạn hỏi không nêu cụ thể thời điểm nghỉ hưởng lương hưu của bố Bạn và không xác định được diễn biến tiền lương trước chuyển ngành và trước khi nghỉ hưu như thế nào nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ trả lời.

Đề nghị Bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú và cung cấp hồ sơ để được giải đáp cụ thể.

Câu 28: Bạn đọc từ địa chỉ email nguyenthanhthuy241290@gmail.com hỏi:

Bố tôi được nghỉ cho thôi việc vào tháng 3/2015, đến tháng tháng 10/2015 bố tôi bị bắt và chịu án phạt tù 5 năm. Vậy, hiện nay bố tôi có thể ủy quyền cho tôi để làm thủ tục thanh toán trợ cấp BHXH một lần không. Tôi xin cảm ơn.

BHXH Việt Nam trả lời:

Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, trường hợp bị phạt tù từ ngày 01/01/2016 thì được ủy quyền giải quyết chế độ BHXH.

Trường hợp bố của Bạn thôi việc tháng 3/2015, chấp hành hình phạt tù từ tháng 10/2015 (trước ngày 01/01/2016) nên không có quy định được ủy quyền để giải quyết hưởng chế độ BHXH.

Câu 27: Bạn đọc từ địa chỉ email thuyduong165@gmail.com hỏi:

Tôi là nữ cán bộ chuyên trách ở xã phường có đủ 18 năm 9 đóng BHXH bắt buộc. Tháng 9/2016 tôi hưởng lương hưu. Vậy tỷ lệ hưởng lương hưu của tôi được tính từ năm thứ 16 trở đi mỗi năm được cộng thêm 3% theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP hay cộng thêm 2% theo khoản 4 Điều 56 Luật BHXH 2014?

BHXH Việt Nam trả lời:

Tại Khoản 4 Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như sau: đủ 15 năm đóng BHXH tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%”.

Trường hợp của Bà là nữ cán bộ chuyên trách ở xã phường, hưởng lương hưu từ tháng 9/2016 được tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo quy định nêu trên.

Câu 26: Tôi tham gia BHYT từ ngày 1/8/2015 hết hạn ngày 31/7/2016, do tôi ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên được cấp BHYT từ ngày 01/7/2016 đến 31/12/2016, ngày 01/8/2016 tôi đến bệnh viện tuyến huyện mổ sanh nhưng chưa được BHYT đến ngày 03/8/2016 tôi nhận được thẻ và nộp vào cho bệnh viện. Tôi có được hưởng chế độ từ lúc mổ đến lúc xuất viện hay không? (Trần Ngọc Huyền)

BHXH Việt Nam trả lời:

Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 01/7/2016 đến ngày 31/12/2016 nên trong thời gian chờ cấp thẻ BHYT bà vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT theo quy định. Trường hợp Bà chưa được hưởng quyền BHYT tại cơ sở KCB đề nghị Bà mang toàn bộ hồ sơ, chứng từ hợp lệ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn thủ tục thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT.

Câu 25: Theo quy định mới của BHXH VN thì NLĐ nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên không phải đóng BHYT nhưng thời gian này lại không được tính là thời gian tham gia BHYT

Nếu trường hợp NLĐ đã tham gia BHYT được 10 năm, trong năm 2015 người này nghỉ ốm đau 1 tháng không phải đóng BHYT của tháng đó. Giả sử sau đó năm 2016, người  này bị bệnh mà phát sinh chi phí điều trị trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, nhưng lúc đó BHYT của người này lại không được tính liên tục 5 năm (do bị gián đoạn 1 tháng nghỉ ốm không phải đóng BHYT năm 2015) nên người này không được hưởng chế độ giảm 100% BHYT theo Luật mới của BHYT hiện nay. Điều này thật vô lý, mong BHXH xem xét lại (phchvtv@gmail.com)

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH vẫn được xem là tham gia BHYT để tính thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục.

Câu 24: Bạn đọc từ địa chỉ email “nguyenvanbinhthe@gmail.com” hỏi:

Tôi ở Lâm Đồng, vợ tôi đang có thai, tôi đến phòng BHXH huyện để mua bảo hiểm cho vợ nhưng phòng BHXH huyện không bán cho cá nhận và yêu cầu phải mua BH cho cả hộ gia đình (gia đình tôi có 5 người). Xin hỏi, tại sao BHXH gây khó khăn cho người dân vậy? Tại sao BHXH không áp dụng cả 2 hình thức tham gia BHXH (hình thức BH hộ gia đình và hình thức tự nguyện cá nhân)?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định, khi tham gia BHYT hộ gia đình, người tham gia tới Đại lý thu (UBND xã, Bưu điện xã,…) hoặc cơ quan BHXH huyện kê khai đầy đủ, chính xác toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01), nộp tiền đóng BHYT, sau đó nhận thẻ BHYT từ Đại lý thu hoặc BHXH huyện.

Câu 23: Bạn đọc từ địa chỉ email minhphuonh3011@gmail.com hỏi:

Công ty tôi và tôi đóng BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế từ tháng 01/2016. Tôi đang mang thai và hiện tại dự kiến sinh cháu vào cuối tháng 10/2016 hoặc đầu tháng 11/2016 vậy:

– Tôi có được hưởng chế độ thai sản không?

+ về Bảo hiểm y tế khi nhập viện

+ về tiền trợ cấp lương trong thời gian 6 tháng nghỉ thai sản? Nếu được hưởng thì số tiền trợ cấp thai sản tính theo nguyên tắc nào?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 điều 31 Luật BHXH năm 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Khi Bạn sinh con mà đang tham gia BHYT thì được hưởng các chế độ BHYT theo quy định của Luật BHYT.

Nếu Bạn đóng BHXH từ tháng 01/2016 tính tới thời điểm sinh con mà đủ các điều kiện nêu trên thì Bạn được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Câu 22: Bạn đọc từ địa chỉ email nguyentankt1234@gmail.com hỏi:

Vợ tôi tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 11/2013 đến hết tháng 12/2014. Tháng 01/2015 vợ tôi nghỉ việc nên không tham gia BHXH bắt buộc nữa. Ngày 22/7/2015 vợ tôi sinh con. Hỏi: vợ tôi có được hưởng chế độ thai sản không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH lao động nữ khi sinh con phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới đủ điều kiện để kiện để hưởng chế độ thai sản. Trường hợp của Bạn đến thời điểm sinh con vợ Bạn mới đóng BHXH được 5 tháng (từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014) trong thời gian 12 tháng trước khi sinh vì vậy chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Câu 21: Bạn đọc từ địa chỉ tathithutrang781994@gmail.com hỏi:

Em dự kiến sinh bé vào tháng 9/2017. Hiện tại em vừa mới được tham gia BHXH vào tháng 10/2016. Vậy khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2017 em tham gia đóng BHXH đầy đủ thì có được hưởng chế độ thai sản không?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH lao động nữ khi sinh con phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới đủ điều kiện để kiện để hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp của Bạn tham gia BHXH từ tháng 10/2016, nếu Bạn đóng BHXH đầy đủ đến hết tháng 8/2016, đến thời điểm Bạn sinh con Bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Câu 20: Người đứng đầu cơ sở y tế là Lương y đã có chứng chỉ hành nghề, đã có giấy phép đủ điều kiện, đã có quyết định SYT cho cơ sở KCB BHYT nhưng BHYT tỉnh không ký hợp đồng với lý do là Lương y không được mà chỉ có Bác sỹ mới ký hợp đồng đúng hay sai? ở văn bản nào (trantaoduc@gmail.com)

BHXH Việt Nam trả lời:

Tại Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký KCB ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT không có quy định đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền.

Theo đó, tại Công văn số 978/BYT-BH ngày 25/2/2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 40/2015/TT-BYT mới quy định phòng chẩn trị y học cổ truyền là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương với “Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập” quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2015/TT-BYT là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã và tương đương.

Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn về việc thanh toán KCB BHYT với phòng khám bác sĩ gia đình nên BHXH Việt Nam chưa có cơ sở đề ký hợp đồng KCB BHYT với phòng khám bác sĩ gia đình cũng như với phòng chẩn trị y học cổ truyền.

Câu 19: Cho em hỏi mã đăng kí BHYT cho lao động nước ngoài? (dae501092@gmail.com )

BHXH Việt Nam trả lời:

Tại Quyết định số 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 của BHXH Việt Nam về việc ban hành mã số ghi trên thẻ BHYT quy định mã thẻ BHYT đối với người lao động nước ngoài như sau:

Căn cứ vào đơn vị nơi người lao động công tác mà người tham gia BHYT sẽ được quy định mã đối tượng tương ứng. Trường hợp người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Đầu tư sẽ có mã đối tượng là DN; trường hợp người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam sẽ có mã đối tượng là NN.

Để tránh tình trạng cấp trùng thẻ BHYT và quản lý người tham gia BHYT, mỗi người tham gia BHYT sẽ được cơ quan BHXH cấp một mã số định danh cá nhân.

Câu 18: Bạn đọc từ địa chỉ email tanbaicat@gmail.com hỏi:

Trước 1975 tôi hoạt động hợp pháp thuộc Ban An ninh huyện, đến 30/4/1975 sau khi cùng bộ đội địa phương tham gia giải phóng và tôi về công tác tại Ban An ninh tỉnh đến tháng 10/1977 tôi chuyển ngành về Sở Xây dựng.

Năm 1982 về công tác Công ty Lương thực tỉnh, tôi không còn quyết định tiếp nhận.

Năm 1989 về công tác Công ty xuất nhập khẩu tỉnh, có quyết định điều động, đến tháng 01/1992 tôi xin nghỉ việc cơ quan không chấp thuận nên có thông báo tôi bỏ việc.

Năm 1992-2008 tôi làm việc tại doanh nghiệp tư nhân, thời gian tham gia BHXH từ 1996 (có Luật Lao động ra đời) đến 2008 (tôi đủ tuổi hưu).

* Khi tôi nghỉ việc thì cơ quan BHXH chỉ giải quyết tiền chế độ từ 1996-2008=13 năm do tôi không có đầy đủ quyết định đầu vào – đầu ra (quyết định tiếp nhận – quyết định chuyển công tác).

* Như vậy tôi có được tính thời gian BHXH có quyết định đầu vào đầu ra như sau:

– Từ 30/4/1975 đến tháng 10/1977 = 3 năm vì tôi hoạt động hợp pháp ban An ninh huyện có hưởng trợ cấp theo quyết định 290/2005 xem như đầu vào cơ quan An ninh.

– Từ 1977-1982: công tác Sở Xây dựng tôi không còn QĐ tôi có liên hệ Ban Tổ chức chính quyền tỉnh nhưng họ nói lâu quá hồ sơ không còn nhưng có xác nhận của Sở Xây dựng về thời gian công tác tại đó.

– Từ 1982-1989: 7 năm, tôi chỉ có quyết định từ Công ty Lương thực chuyển về Công ty XNK tỉnh mà không có QĐ đầu vào nhưng có xác nhận của Giám đốc Công ty Lương thời gian tôi công tác.

– Từ 1989-1991: 3 năm, có quyết định đầu vào – đầu ra

Tôi xin hỏi như vậy thời gian tính chế độ BHXH của tôi được tính như thế nào?

BHXH Việt Nam trả lời:

Về thời gian công tác theo nội dung thư của Ông, BHXH Việt Nam có ý kiến như sau:

– Tháng 01/1992 Ông có thông báo của cơ quan về việc Ông bỏ việc. Theo quy định tại Điểm c, Khoản 12, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thì: “Những trường hợp không do yêu cầu của tổ chức mà công nhân, viên chức tự ý xin thôi việc, quân nhân xin giải ngũ vì hoàn cảnh riêng, sau được trở lại làm việc thì thời gian công tác trước khi nghỉ việc hoặc giải ngũ không được tính là thời gian công tác liên tục mà chỉ được tính là thời gian công tác nói chung”. Như vậy, thời gian công tác trước tháng 01/1992 của Ông nếu có hồ sơ đầy đủ và Ông công tác liên tục thì thời gian này cũng không được tính hưởng BHXH theo quy định nêu trên.

– Từ năm 1992 đến năm 2008: Ông làm việc tại doanh nghiệp tư nhân và theo Ông trình bày thì hồ sơ chỉ thể hiện thời gian tham gia BHXH từ năm 1996 đến năm 2008 nên cơ quan BHXH đã tính hưởng BHXH đối với Ông từ năm 1996 đến năm 2008 là đúng quy định.

Câu 17: Bạn đọc từ địa chỉ email tytdaoxa@gmail.com hỏi: Tôi 50 tuổi, nam. Tôi có 28 năm công tác sự nghiệp hành chính, hệ số lương 3,99 ưu đãi ngành 40%. Tổng lương hiện tại khoảng 5,5 triệu. Hiện tôi muốn được nghỉ làm việc, vậy tôi được hưởng chế độ gì, được bao nhiêu tiền? Tôi xin chân thành cảm ơn.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì khi người lao động nghỉ việc, việc xác định chế độ BHXH người lao động được hưởng căn cứ vào tuổi đời, tổng thời gian đóng BHXH, chức danh nghề, công việc, nơi làm việc, tiền lương tháng đóng BHXH của quá trình làm việc được ghi nhận tại sổ BHXH và tình hình sức khỏe của họ khi đã nghỉ việc. Trường hợp Ông hiện nay 50 tuổi, nội dung thư Ông hỏi chưa cụ thể về diễn biến quá trình công tác, tiền lương thực tế được ghi nhận trên sổ BHXH và các điều kiện khác nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ để trả lời. Để được giải đáp cụ thể hơn, đề nghị Ông cung cấp hồ sơ, liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét trả lời.

Câu 16: Bạn đọc từ địa chỉ email huynhthingoclanvl@gmail.com hỏi:

Tôi là công chức biên chế của một cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, đang đóng BHXH, hệ số tiền lương là 3.00. Tôi nghỉ sinh con từ ngày 01/01/2016 đến hết tháng 06/2016. Tôi đã được BHXH giải quyết chế độ thai sản 06 tháng (từ tháng 02/2016 – 7/2016) theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng, không tính phụ cấp công vụ 25%. Hết thời gian hộ sản tôi đi làm lại và nhờ kế toán hỏi cơ quan BHXH về việc truy lĩnh lương tăng thêm 03 tháng hộ sản (tháng 5,6,7/2016) theo Nghị định 47 của Chính phủ thay đổi lương cơ sở lên 1.210.000 đồng thì BHXH tỉnh trả lời là không thực hiện truy lĩnh lương tăng thêm cho trường hợp của tôi, chỉ thực hiện truy lĩnh cho những đối tượng sinh con từ ngày 01/5/2016 trở đi theo Công văn số 2917/BLĐTBXH-BHXH.

BHXH Việt Nam trả lời:

Tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

Đối chiếu quy định nêu trên và hướng dẫn tại Điểm 1 Công văn 2917/LĐTBXH-BHXH ngày 08/8/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trường hợp của Bà nghỉ hưởng chế độ thai sản từ tháng 02/2016 đến tháng 7/2016 nên mức hưởng chế độ thai sản của Bà vẫn tính theo mức lương cơ sở trước tháng 5/2016 là 1.150.000 đồng.

Câu 15: Bạn đọc từ địa chỉ email khanh.lth318@gmail.com hỏi:

Công ty tôi làm thứ 2 đến thứ 7 và nghỉ CN hằng tuần.

Tháng 6, tôi đi làm 3 ngày, nghỉ ốm 6 ngày (trong năm tôi chưa nghỉ ốm ngày nào) và nghỉ không hưởng lương 17 ngày. Tháng 5 tôi đi làm và đóng BHXH đầy đủ.

Công ty nói tôi không đủ điều kiện đóng BHXH trong tháng 6 (vì nghỉ quá 14 ngày) nên không được hưởng ốm đau của 6 ngày đó.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo hướng dẫn tại Điểm 1 Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ BHXH theo Luật BHXH năm 2014 trường hợp của Bà có thời gian nghỉ ốm trong tháng 6 từ 14 ngày làm việc trở lên (bao gồm cả thời gian nghỉ không hưởng lương) thì Bà vẫn được hưởng chế độ ốm đau, mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Câu 14: Bạn đọc từ địa chỉ email phuongthuyvt189@gmail.com hỏi:

Căn cứ theo Luật BHYT thì thẻ BHYT tự nguyện có giá trị sử dụng từ sau 30 ngày nộp đủ hồ sơ, tôi đang ký mua thẻ BHYT từ ngày 01/10/2016 để được sử dụng từ ngày 01/11/2016 nhưng ngày 01/10 và ngày 02/10 rơi vào thứ 7 và chủ nhật, vì vậy tôi đăng ký và nộp tiền vào ngày 03/10, như vậy thì thẻ BHYT tự nguyện của tôi được sử dụng từ ngày 03/10 là đúng hay sai ạ và trong trường hợp nếu như tôi muốn được sử dụng từ ngày 01/11 thì phải nộp tiền vào ngày nào ạ, tôi có xin nộp tiền trước ngày 30/9/2016 nhưng bưu điện không đồng ý cho tôi nộp trước như vậy.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan!

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định, khi tham gia BHYT hộ gia đình, người tham gia tới Đại lý thu (UBND xã, Bưu điện xã,…) hoặc cơ quan BHXH huyện kê khai đầy đủ, chính xác toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01), nộp tiền đóng BHYT. Trường hợp tham gia lần đầu, thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền BHYT; Trường hợp tham gia liên tục thì thẻ BHYT lần sau có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn của thẻ BHYT lần trước; Trường hợp gián đoạn không quá 3 tháng trong năm tài chính thì thẻ BHYT được tính từ ngày đóng tiền và có giá trị sử dụng ngay.

Câu 13: Bạn đọc từ địa chỉ email “giadinhnho876@gmail.com” hỏi:

Gia đình tôi hiện tạm trú ở xa, xin hỏi có cách nào mua BHYT mà không phải về quê đăng ký không ạ?

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định bạn tới Đại lý thu (UBND xã, Bưu điện xã,…) hoặc cơ quan BHXH huyện nơi gia đình bạn đăng ký tạm trú kê khai, nộp hồ sơ và đóng tiền mua BHYT sau đó nhận thẻ BHYT từ Đại lý thu hoặc BHXH huyện.

Câu 12: Bạn đọc từ địa chỉ email bthuy1983@gmail.com

Tôi là giáo viên, hiện đang công tác tại tỉnh Lâm Đồng. Từ tháng 3 năm 2016 đến nay, tôi bị bệnh ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh và đang nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định của BHXH. Theo quy định về việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh thì để thuận tiện cho việc đi lại của người bệnh, BHXH Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện hướng dẫn các bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người bệnh đang điều trị tối đa là một tháng cho mỗi giấy.

Kể từ tháng 3 năm 2016 đến nay, cứ mỗi tháng bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho tôi một tờ Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH. Tuy nhiên, về đến tỉnh Lâm Đồng khi thanh toán tiền chế độ ốm đau thì tôi lại không được thanh toán đủ 30 ngày theo số ngày ghi trên mỗi tờ. Cơ quan BHXH ở huyện tôi và tỉnh Lâm Đồng chỉ thanh toán cho mỗi tờ tối đa là 10 ngày (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2016 tôi chỉ được thanh toán 30 ngày). Cơ quan BHXH nơi tôi đang công tác nói tôi phải chờ hướng dẫn thanh toán bổ sung vì thời gian tôi nghỉ đang giao thời giữa luật cũ và luật mới nên họ không thể thanh toán chế độ ốm đau theo luật mới. Hỏi tôi có được thanh toán bổ sung hay không? Trong khi đó tháng 3 năm 2016 họ cũng làm thanh toán một lần cho tôi 28 ngày trên một tờ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

BHXH Việt Nam trả lời:

Luật BHXH số 58/2014 /QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 quy định Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế, tuy nhiên đến ngày 12/5/2016 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 14/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 hướng dẫn về cấp và quản lý Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, theo đó cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và tình trạng sức khỏe của người bệnh để quyết định số ngày nghỉ.

Trường hợp Bạn đề nghị thanh toán chế độ ốm đau cho thời gian nghỉ việc điều trị bệnh trước ngày 01/7/2016 phải thực hiện theo quy định tại Điểm 2 Mục I Thông tư số 11/1999/TTLT-BYT-BHXH ngày 22/06/1999 của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam nên bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người bệnh điều trị ngoại trú tối đa không quá 10 ngày mỗi lần cấp.

Do Bạn mắc bệnh ung thư thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế, nên Bạn gửi hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHXH cho cơ quan BHXH nơi bạn tham gia đóng để cơ quan BHXH tổng hợp báo cáo BHXH Việt Nam, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết.

Câu 11: Bạn đọc từ địa chỉ hoaidong15.6@gmail.com hỏi:

Tôi sinh con ngày 12/8/2014 đến ngày 07/01/2016 cơ quan tôi làm việc nhận được thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động số 23820154/TB-BHXH của BHXH thành phố Hải Phòng. Theo luật BHXH thì chậm nhất đến thời điểm nào thì tôi có thể nhận được tiền chế độ thai sản của mình. Vì đến nay tôi vẫn chưa nhận được tiền thai sản. Tôi đã làm đơn lên Công ty Cổ phần nội thất Shinec, lên BHXH thành phố Hải Phòng nhưng vẫn chưa được giải đáp.

BHXH Việt Nam trả lời:

Bạn sinh con ngày 12/8/2014 nên việc giải quyết chế độ thai sản thực hiện theo hướng dẫn tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 trong đó Điểm a Khoản 1 Điều 92 quy định người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với cơ quan BHXH.

Điều 117 Luật BHXH năm 2006 quy định:

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động.

2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho tổ chức BHXH.

3. Tổ chức BHXH có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Vì Bạn không nêu rõ nguyên nhân chưa được giải quyết chế độ thai sản nên BHXH Việt Nam không thể trả lời cụ thể. Bạn có thể làm đơn trình bày rõ nguyên nhân và sao gửi toàn bộ hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản đến BHXH Việt Nam để xem xét giải quyết.

Câu 10: Hiện tại tôi đang công tác và đăng ký BHYT khám, chữa bệnh ban đầu ở Bv Thống Nhất. Tháng 8 tôi có xin công ty nghỉ phép để về Huế điều trị viêm xoang. Khi tôi KCb tại Bv Trung ương Huế thì có gọi là trái tuyến không? Vì gia đình tôi ở Huế có người chăm sóc (Đức Thịnh)

BHXH Việt Nam trả lời:

Trường hợp của Ông đi nghỉ phép tại Huế nếu có giấy đăng ký tạm trú dưới 12 tháng thì sẽ được KCB tại cơ sở y tế cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở đăng ký KCB ghi trên thẻ BHYT. Trường hợp Ông không có giấy đăng ký tạm trú tại thành phố Huế thì được đi KCB tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn.

Câu 9: Ông Đỗ Ngọc Tuấn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội hỏi

1. Người có công có được cấp BHYT ở nơi đang tạm trú không? Nếu được thì cần làm thủ tục như thế nào?

2. Mẹ tôi là nhân viên y tế của xã được nghỉ theo chế độ 130/CP và mẹ tôi được Chủ tịch nước tặng huy chương kháng chiến hạng Nhất, và như vậy mẹ tôi thuộc đối tượng người có công với cách mạng. Vậy mẹ tôi sẽ được cấp mã thẻ BHYT như nào là đúng? (mã thẻ hiện nay của mẹ tôi là XN 2). Có lần mẹ tôi đi KCB, nhân viên nhận thẻ bảo mã thẻ này không phải mã người có công nên không được hưởng theo quy định

3. Theo như tôi tìm hiểu Luật BHYT – Điều 26: đăng kí KCB ban đầu thì người dân được đổi nơi đăng kí KCB ban đầu đến nơi mình đang sinh sống (kể cả tạm trú). Vì các con đang công tác và sinh sống ở Hà Nội, nên mẹ tôi phải chuyển ra sống cùng các con, nhưng không chuyển khẩu mà chỉ tạm trú và mẹ tôi muốn được đổi nơi đăng kí KCB ban đầu ra Hà Nội. Mẹ tôi đã đề nghị nhiều lần với nơi được cấp thẻ là xã Thượng Lan, Việt Yên, Bắc Giang nhưng xã đều trả lời là Phòng BHXH huyện Việt Yên bảo không chuyển được. Vậy phải làm thế nào để chuyển được?

BHXH Việt Nam trả lời:

1. Về việc cấp thẻ BHYT cho người có công với cách mạng:

Danh sách cấp thẻ BHYT của đối tượng người có công với cách mạng do phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người có công với cách mạng thường trú lập và chuyển cơ quan BHXH để cấp thẻ. Do phòng Lao động – Thương binh và Xã hội không quản lý hồ sơ người có công với cách mạng đang tạm trú trên địa bàn nên không lập được danh sách để chuyển cơ quan BHXH cấp thẻ.

2. Về mã thẻ BHYT:

Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định, nhưng được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Theo đó, tại Quyết định số 1351/QĐ-BHXH thì mã ký hiệu của đối tượng cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước được ký hiệu là XN, còn mã quyền lợi hưởng của đối tượng có huy chương kháng chiến là số 2. Như vậy, mẹ Ông được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT có mã thẻ XN 2 là đúng quy định.

Đối với các cơ sở KCB xác định mã quyền lợi hưởng của mẹ Ông không phải là mã quyền lợi hưởng của người có công với cách mạng đề nghị Ông cung cấp thêm thông tin để cơ quan BHXH yêu cầu cơ sở KCB đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT theo đúng mã quyền lợi ghi trên thẻ.

3. Đổi nơi đăng ký KCB ban đầu:

Theo quy định thì người tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB. Do đó, vào đầu mỗi quý đề nghị Ông mang thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và giấy đăng ký tạm trú tại Hà Nội đến BHXH huyện Việt Yên để được hướng dẫn đổi nơi đăng ký KCB ban đầu phù hợp tại Hà Nội.

Câu 8: Tôi đăng kí BHYT ở Bệnh viện 175 tp HCM nhưng giờ tôi muốn đi khám ở Bệnh viện Từ Dũ thì được hưởng BHYT như thế nào? (nguyenhuong070393@gmail.com)

BHXH Việt Nam trả lời:

Nếu Ông đi KCB tại Bệnh viện Từ Dũ (bệnh viện tuyến tỉnh) không có giấy chuyển tuyến thì được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú và theo mức hưởng BHYT (Điểm b, Khoản 3, Điều 22 Luật BHYT).

Câu 7: Bạn đọc từ địa chỉ email “peter.nguyen0805@gmail.com” hỏi:

Tôi và chị là công dân Việt Nam làm việc ở công ty đã tham gia bảo hiểm hơn 4 năm. Tôi có mua BHYT cho cha mẹ năm rồi, năm nay đến lúc gia hạn bảo hiểm khi chị tôi xuống gặp nhân viên bảo hiểm họ yêu cầu phải có bản photo BHYT của tôi và chị tôi. Do điều kiện đi làm xa quê không có điều kiện gửi về được (nhà tôi ở vùng nông thôn), chị tôi có nói với cô nhân viên là lấy số thẻ bảo hiểm của chị tôi và tôi rồi kiểm tra được không? Cô ấy bảo không. Tôi nghĩ cùng một cơ quan quản lý bảo hiểm sao lại không thể kiểm tra bằng số thẻ bảo hiểm mà bắt phải có bản copy? Mà phải làm khó người dân dữ vậy? Kính nhờ BH giúp tôi vấn đề này ạ.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định đối với người tham gia BHYT thì cơ quan BHXH không yêu cầu người tham gia photo bất kỳ giấy tờ gì kèm theo. Để thực hiện gia hạn thẻ BHYT thì đại diện gia đình bạn chỉ cần đến Đại lý thu (UBND xã, Bưu điện xã,…) hoặc cơ quan BHXH huyện cung cấp thông tin gia hạn thẻ của bố mẹ bạn, nộp tiền đóng BHYT để Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH có căn cứ lập danh sách theo quy định.

Câu 6: Bạn đọc từ địa chỉ email “ntmy.1959@gmail.com” hỏi:

BHYT có bắt buộc phải mua ở phường không? Tại sao không để người dân có thể lựa chọn mua tại đại lý phường hay BHXH quận.

BHXH Việt Nam trả lời:

Theo quy định tại Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 33 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì người tham gia BHYT theo hộ gia đình kê khai và nộp hồ sơ tham gia BHYT cho Đại lý thu (UBND xã, Bưu điện xã,…) hoặc cơ quan BHXH huyện.

Câu 5: Bạn đọc có địa chỉ mail dailythuequangminh@yahoo.com.vn hỏi:

Công ty ty chúng tôi là DN tư nhân, chúng tôi có 2 trường hợp tháng 5/2016 nghỉ việc, vậy muốn báo giảm để cắt sổ BHXH cho 2 trường hợp này chúng tôi phải tăng mức đóng BHXH cho họ từ tháng 01/2016 với mức lương cơ bản đóng BHXH là 3.350.000 đ/tháng có đúng không (chúng tôi ở vùng 2)? Vì Công ty không tăng, thậm chí một số bộ phận còn giảm do tình hình kinh doanh giảm, bây giờ phát sinh mức đóng bổ sung này thì chúng tôi xin hỏi Quý cơ quan lấy từ nguồn nào, việc cơ quan BHXH liên tục tăng mức lương tối thiểu vùng và tỷ lệ trích nộp BHXH làm cho các cá nhân lao động xót xa không muốn tham gia đóng BHXH nữa, còn doanh nghiệp chúng tôi thì không biết lấy thêm nguồn thu từ đâu bổ sung vào, mà như trao đổi qua điện thoại với cán bộ BHXH ở tỉnh thì cán bộ ấy bảo doanh nghiệp cứ lấy ở lương của người lao động, như vậy thì chúng tôi không làm được, chúng tôi mong muốn cơ quan BHXH phải xem xét thực trạng của doanh nghiệp và mức độ thực thi để những doanh nghiệp nhỏ chúng tôi tham gia lâu dài ổn định sản xuất kinh doanh và không phải nợ nần các khoản BHXH bắt buộc. Việc thủ tục báo tăng giảm, thời gian đã rất mất nhiều do đi lại, công văn chúng tôi gửi lên hỏi gần 2 tháng nay vẫn chưa thấy phúc đáp… chúng tôi thật sự hoang mang không biết áp dụng như thế nào cả.

BHXH Việt Nam trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 đóng BHXH trên mức lương và phụ cấp lương, từ ngày 01/01/2018 trở đi đóng BHXH theo mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ).

Căn quy định tại Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có sử dụng lao động theo HĐLĐ, mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Câu 4: Bạn đọc từ địa chỉ email ktthien2014@gmail.com hỏi:

Vợ tôi sinh 1 bé gái, tôi tham gia BHXH trên 1 năm và vợ tôi không tham gia. Tôi được nghỉ 5 ngày phép, vậy tôi có được hưởng tiền 5 ngày phép BHXH? Vậy khi được hưởng 5 ngày phép thì có trừ lương tháng tôi đang làm việc cơ quan không? Theo quy định của Luật BHXH thì chưa có quy định trừ lương tháng khi được hưởng tiền 5 ngày phép này.

BHXH Việt Nam trả lời:

– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34, Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014 thì khi vợ sinh con mà cha đang tham gia BHXH thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày tùy theo số con được sinh và cách thức sinh con, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH, mức hưởng chế độ thai sản một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Bộ Luật lao động thì người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động, thời gian nghỉ hằng năm tùy thuộc vào điều kiện làm việc và thâm niên làm việc. Khoản 2 Điều 186 Bộ Luật lao động quy định trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ BHXH thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.

Với quy định trên, khi vợ Bạn sinh con, nếu Bạn nghỉ 05 ngày hưởng chế độ thai sản (không trùng với ngày nghỉ phép) thì không được hưởng tiền lương của những ngày này; nếu Bạn nghỉ phép (không trùng với ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản) thì Bạn vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Câu 3: Bạn đọc từ địa chỉ email thuhong.nothing@gmail.com hỏi: Tôi có một thắc mắc muốn nhờ Anh/Chị tư vấn giúp. Mẹ tôi năm nay đã 53 tuổi, nay mẹ tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu sau này, không biết có được không và thủ tục tham gia như thế nào? Mẹ tôi do quá lâu năm đã không còn giấy khai sinh nữa. Xin cám ơn Anh/Chị nhiều!

BHXH Việt Nam trả lời:

Hiện nay, theo quy định của Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì “người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật BHXH”.

Trường hợp mẹ của Bạn nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà có nguyện vọng tham gia BHXH tự nguyện thì thuộc đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện.

Theo quy định tại Điều 26 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam thì thành phần hồ sơ đối với người tham gia BHXH tự nguyện là Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Đề nghị mẹ của Bạn liên hệ với BHXH địa phương để được hướng dẫn cụ thể về hồ sơ đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

Câu 2: Bạn đọc từ địa chỉ email Sơn Trần <son11091979@gmail.com hỏi: Em bị tai nạn lao động năm 2001 và mức trợ cấp hàng tháng em lãnh trước 1-9-2016 là 1.380.000đ, em thấy trợ cấp mất sức lao động dưới 2.000.000đ/tháng bắt đầu từ 1-9-2016 tăng thêm 150.000 và được hưởng từ 1-1-2016 nhưng sao em lãnh trợ cấp tháng 9 thì em chỉ được tăng thêm 72.000đ lên mức 1.452.000đ và truy lãnh chỉ 4 tháng. Em có thắc mắc BHXH Dĩ An thì họ trả lời là trợ cấp tăng theo lương cơ sở và chỉ truy lãnh 4 tháng. Giải thích như BHXH Dĩ An có đúng không? Rất mong BHXH Việt Nam giải đáp thắc mắc giúp em. Xin cám ơn.

BHXH Việt Nam trả lời:

Trước hết phải khẳng định với bạn rằng bạn bị TNLĐ năm 2001 và được hưởng trợ cấp hàng tháng thì loại trợ cấp mà bạn được hưởng là trợ cấp TNLĐ (không phải là trợ cấp mất sức lao động như bạn nghĩ).

Căn cứ hướng dẫn tại Điểm 2 Công văn số 2917/LĐTBXH-BHXH ngày 08/8/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ trước ngày 01/5/2016 thì mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ ngày 01/5/2016 được điều chỉnh theo mức tăng của tiền lương cơ sở mới từ ngày 01/5/2016 (5,22%).

Theo quy định trên, với mức trợ cấp bạn hưởng trước thời điểm được điều chỉnh là 1.380.000 đồng thì mức trợ cấp tăng thêm của bạn là 1.380.000 x 5,22% bằng 72.036 đồng và tháng 9 khi nhận trợ cấp bạn được truy lĩnh từ tháng tháng 5 đến hết tháng 8 bằng 4 tháng là đúng quy định.

Câu 1: Tôi tên là Nguyễn Thanh Triều, sinh 1940, mang CMND số 023120902 do Công an Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/5/2012. Chỗ ở hiện tại: 205/10G Hoàng Văn Thụ, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh là cán bộ hưu trí trình bày và đề nghị việc sau:

Tôi nguyên là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam nhập ngũ 15/6/1975, cấp bậc cao nhất trước khi chuyển ngành là Đại úy, chức vụ Đội trưởng thông tin Sân bay hàng không dân dụng Tân Sơn Nhất, chuyển ngành (Quyết định chuyển ngành số 13X/G ngày 01/6/1988 của Tổng cục hàng không dân dụng do ông Phan Đăng Ty, Phó Tổng cục trưởng ký) về Công ty phục vụ cơ quan nước ngoài Thành phố (Quyết định tiếp nhận và điều động số 1209/QĐĐĐ-TCCQ ngày 20/6/1988 do ông Đặng Minh Trí, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh ký) khi đang hưởng lương của quân hàm Đại úy (có hệ số lương quân hàm bằng 5,40).

Tôi công tác tại Công ty phục vụ cơ quan nước ngoài Thành phố đến 12/1993 thì nghỉ hưu, tại Phiếu chứng nhận lương hưu và trợ cấp số 1142706 ngày 31/12/1993 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì tôi hưởng mức lương chuyên viên 3, mức lương 463 đồng được lấy làm cơ sở tính lương hưu của tôi.

Ngày 09/4/2007, Chính phủ có Nghị định số 68/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; căn cứ theo hướng dẫn mới nhất tại Thông tư liên  tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 04/8/2014; xin phép hỏi tôi có thuộc trường hợp được áp dụng Mục d, Khoản 3, Điều 1: “Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu” hay không. Nhiều đồng chí bạn tôi có tình trạng tương tự được điều chỉnh lại lương hưu của tôi theo như quy định tại Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH.

Rất mong quý‎ cơ quan hết sức quan tâm trả lời để tôi đỡ bị thiệt thòi. Xin trân trọng cảm ơn.

BHXH Việt Nam trả lời:

Cách tính lương hưu quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 04/8/2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được hướng dẫn theo quy định tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Khoản 7, Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ. Về hiệu lực thi hành Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH nêu trên quy định tại Khoản 1 Điều 2 là: “Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/9/2014; các chế độ hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 24/12/2013”.

Trường hợp của Ông đã hưởng chế độ hưu trí từ tháng 12/1993 nên không thuộc đối tượng điều chỉnh lại lương hưu theo quy định tại Điểm d, Khoản 3, Điều 1 Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH.

Theo Trang tin điện tử Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

1 những suy nghĩ trên “Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp 120 câu hỏi về BHXH, BHYT

  1. 강아지 nói:

    Chào Cty tư vấn luật vạn phúc,
    Nhờ cty tư vấn giúp tôi về vấn đề bảo hiểm thai sản và BHYT như bên dưới để tôi có thể hiểu rõ hơn:
    1. – Hiện tại, tôi mang thai được 10 tuần, vậy bây giờ tôi mua bảo hiểm thai sản còn được hay không.
    – khi mua bảo hiểm thai sản rồi, vậy khi đi khám thai định kỳ có sử dụng được không hay chỉ sử dụng được khi sinh thôi.
    2. Tôi đang tham gia BHYT và BHXH tại trường cao đẳng tôi đang theo học, vậy khi tôi sinh con tôi có được hưởng phúc lợi từ cty bảo hiểm hay không? Nếu có thì đó là những quyền lợi gì?
    Nhờ cty tư vấn giúp. Tôi cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835
wechat