Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Nội dung bài viết
Luật Vạn Phúc cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên sâu về đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
I. Dịch vụ về đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng) tại Luật Vạn Phúc
a) Tra cứu trước nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký, chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của kiểu dáng, cụ thể là đánh giá về các tiêu chuẩn bảo hộ gồm tính mới, tính áp dụng công nghiệp và đặc biệt là tính sáng tạo của kiểu dáng. Việc tra cứu là rất cần thiết bởi sẽ hạn chế tối đa trường hợp bị Cục SHTT từ chối cấp bằng trong giai đoạn thẩm định về sau.
- Bên cạnh vấn đề đăng ký, việc tra cứu kiểu dáng cũng là rất cần thiết trong trường hợp khách hàng muốn đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa biết liệu kiểu dáng sản phẩm của mình có bị trùng hoặc tương tự với các kiểu dáng sản phẩm đã được bảo hộ hoặc đã đăng ký của các nhà sản xuất khác hay không. Do vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tra cứu kiểu dáng để đảm bảo cho mỗi sản phẩm khách hàng đưa ra sẽ không xâm phạm đến bất kỳ bên nào.
b) Nộp đơn và theo dõi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Sau khi tra cứu và kết quả cho thấy kiểu dáng có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ để đăng ký kiểu dáng cho khách hàng tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT).
- Với tư cách là Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện các giao dịch, theo dõi và đôn đốc đơn, nhận và chuyển giao tới khách hàng các quyết định và Bằng độc quyền kiểu dáng (văn bằng) đúng thời hạn.
c) Văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Bằng độc quyền kiểu dáng có hiệu lực trong vòng 05 năm, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp. Như vậy, tổng thời hạn bảo hộ của một kiểu dáng tối đa là 15 năm. Trong thời hạn bảo hộ, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc bảo hộ quyền độc quyền kiểu dáng chống lại các hành vi xâm phạm, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến kiểu dáng đã được bảo hộ.
II. Kiến thức cơ bản về đăng ký kiểu dáng công nghiệp
a) Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần bên ngoài của sản phẩm mà có thể nhìn thấy được. Kiểu dáng phải có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp để dùng làm mẫu chế tạo các sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp phục vụ cho đời sống.
b) Ai có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng?
- Tác giả kiểu dáng có quyền đăng ký nếu tác giả là người tự đầu tư kinh phí, phương tiện để tạo ra kiểu dáng đó;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc với tác giả để tạo ra kiểu dáng đó.
c) Chủ sở hữu Bằng độc quyền bảo hộ kiểu dáng có những quyền nào?
- Được quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng kiểu dáng
- Được quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng
- Được quyền chuyển giao hoặc thừa kế quyền sở hữu kiểu dáng cho người khác
- Việc “sử dụng” kiểu dáng được hiểu như sau:
- Sản xuất (bao gồm cả việc đóng gói, lắp ráp, gia công, chế tạo…) sản phẩm có hình dáng bên ngoài mang kiểu dáng được bảo hộ;
- Đưa vào lưu thông (bán, trưng bày để bán, vận chuyển…) và quảng cáo (thể hiện trên các phương tiện thông tin, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, bao bì sản phẩm, giấy tờ giao dịch…), chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài mang kiểu dáng được bảo hộ;
- Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng mang kiểu dáng được bảo hộ.
- Quyền của tác giả kiểu dáng: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra kiểu dáng, trường hợp kiểu dáng được bảo hộ, tác giả kiểu dáng có các quyền sau đây:
- Được ghi họ tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng, các tài liệu được công bố về kiểu dáng;
- Được chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp trả thù lao trong trường hợp kiểu dáng được sử dụng;
- Chuyển giao hoặc thừa kế quyền tài sản của tác giả liên quan đến kiểu dáng.
d) Thủ tục đăng ký kiểu dáng và tài liệu cần thiết
Đơn đăng ký kiểu dáng được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ và trải qua các giai đoạn sau:
- Thẩm định hình thức trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, kết thúc giai đoạn này, đơn sẽ được chấp nhận là đơn hợp lệ và sẽ được đăng trên Công báo của Cục SHTT;
- Công bố đơn kiểu dáng trong vòng 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung trong vòng 06 – 09 tháng kể từ ngày đơn được đăng trên công báo, kết thúc giai đoạn này Cục SHTT sẽ kết luận về các tiêu chuẩn bảo hộ của kiểu dáng trong phạm vi đã nộp đơn.
Tài liệu cần thiết:
- Tờ khai đăng ký kiểu dáng
- Giấy uỷ quyền (theo Mẫu)
- Bản mô tả kiểu dáng
- Bộ ảnh chụp, bản vẽ kỹ thuật
- Tài liệu khác chứng minh quyền ưu tiên, quyền nộp đơn (nếu có)
e) Tại sao cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Nhà nước chỉ bảo hộ cho những kiểu dáng đã được đăng ký tại Cục SHTT, do vậy cần phải đăng ký để được cấp bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng là chứng cứ duy nhất chứng minh quyền sở hữu độc quyền đối với kiểu dáng mà không cần chứng minh.
Trong thời hạn kiểu dáng được bảo hộ, chủ sở hữu kiểu dáng có quyền độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng của mình, qua đó được bù đắp các đầu tư về vật chất và trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành qủa sáng tạo của mình.
Chủ sở hữu kiểu dáng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm kiểu dáng đã được bảo hộ của mình.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!