Dịch vụ thành lập công đoàn tại doanh nghiệp
Theo quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp: “Dung hòa được lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động chính là một “phương thuốc” hữu hiệu để thúc đẩy một doanh nghiệp phát triển bền vững”. Nhưng thực tế lại cho thấy, quyền lợi của người lao động – của nhóm chủ thể được coi như “máu thịt” của doanh nghiệp lại luôn bị “rút bớt”. Và Công đoàn cơ sở chính là đơn vị được lập ra để điều chỉnh lại sự mất cân đối đó, là tổ chức đại diện người lao động thay mặt đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho toàn tập thể lao động trước thế lực cầm quyền- người sử dụng lao động.
Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp được hiểu là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Với vai trò nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý doanh nghiệp trong phạm vi quy định của pháp luật; tuyên truyền, giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ thì Công đoàn cơ sở là một bộ phận hết sức quan trọng của người lao động và sự xất hiện của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp không thành lập công đoàn cơ sở là rất nhiều, mặt khác các doanh nghiệp chưa thấy rõ được vai trò to lớn của công đoàn cơ sở trong hoạt động doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, vì không có công đoàn cơ sở hoặc có nhưng không phát huy được vai trò, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những rắc rối pháp lý không đáng có và thiệt hại cũng không nhỏ. Một công đoàn cơ sở hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, tạo niềm tin vững chắc để người lao động yên tâm làm việc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặc khác, theo các quy định của pháp luật về công đoàn thì doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn không phân biệt doanh nghiệp đã có hay chưa có công đoàn cơ sở. Mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động cấp huyện với mức đóng là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ngoài ra, trường hợp người sử dụng lao động chậm đóng kinh phí công đoàn, đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định, đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng hay không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng thì có thể bị phạt hành chính lên tới 75.000.000 đồng. Hơn nữa, khi tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động bắt buộc phải có sự tham gia của ban Chấp hành Công đòan cơ sở hoặc Liên Đoàn lao động cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong trường hợp không thành lập công đoàn cơ sở. Như vậy , với các quy định nêu trên đã phần nào nối lên vai trò không thể thiếu của tổ chức công đoàn cơ sở, đồng thời gián tiếp khẳng định sự có mặt của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Với vai trò là cầu nối pháp luật, Luật Vạn Phúc xin giới thiệu trình tự, thủ tục thành lập Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp như sau:
A) Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở
Điều kiện doanh nghiệp thành lập công đoàn cơ sở: Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
B) Những trường hợp không kết nạp vào tổ chức công đoàn cơ sở:
- Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
- Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.
- Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
- Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.
- Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.
C) Thẩm quyền quyết định thành lập công đoàn cơ sở
Liên đoàn lao động cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
D. Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở:
- Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
- Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
- Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo).
E) Các bước tiến hành:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở tại Liên đoàn lao động cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Liên đoàn lao động cấp quận, huyện sẽ cấp quyết định thành lập CĐCS cho doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp đến cơ quan công an cấp tỉnh làm đăng ký con dấu pháp nhân của công đoàn cơ sở.
G) Thời hạn giải quyết
15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tại cơ quan có thẩm quyền
H) Kết quả
Trường hợp đủ điều kiện công nhận thì ra các quyết định công nhận, bao gồm:
- Quyết định công nhận đoàn viên, theo danh sách đoàn viên.
- Quyết định công nhận công đoàn cơ sở.
- Quyết định công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra không quá 12 tháng.
Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thông báo không công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Đồng thời cử cán bộ công đoàn trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 17, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ quy định chung về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật Công đoàn. Tuy nhiên, từng Liên đoàn cấp trên cơ sở sẽ có những quy định riêng và khác nhau về việc thành lập công đoàn cơ sở phù hợp với đặc điểm của địa phương đó. Đồng thời vấn đề chuẩn bị hồ sơ cũng như quá trình làm việc với Liên đoàn Lao động khá phức tạp và tốn khá nhiều thời gian, công sức của Doanh nghiệp.
Nhằm hỗ trợ và gỡ rối về mặt pháp lý cho các Doanh nghiệp trong vấn đề thành lập Công đoàn cơ sở Luật Vạn Phúc có các dịch vụ cụ thể như sau:
- Tư vấn về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Công đoàn cơ sở ;
- Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ thành lập Công đoàn cơ sở ;
- Hỗ trợ Doanh nghiệp tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở ;
- Đại diện Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và nhận kết quả…..
Để được tư vấn cụ thể, chi tiết cũng như giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề thành lập công đoàn cơ sở của doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!