Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương
Nội dung bài viết
Căn cứ Luật doanh nghiệp thì “Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính”. Luật Vạn Phúc hướng dẫn quý khách thủ tục thành lập chi nhánh tại Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.
Chức năng của chi nhánh của doanh nghiệp
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương
Hướng dẫn trình tự thủ thục đăng ký thành lập chi nhánh
Để tiến hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
+ Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh của doanh nghiệp: chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương
1. Văn bản thông báo Về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, nội dung thông báo gồm:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
- Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Thông tin đăng ký thuế; chi nhánh doanh nghiệp tại Bình Dương
- Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
3. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;
4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
Lưu ý khi thành lập chi nhánh của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải đăng ký tên cho chi nhánh, ngoài tên tiếng việt doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
– Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
2. Địa chỉ trụ sở chi nhánh phải đầy đầy theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp có quyền quyết định Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của chi nhánh.
Nội dung mẫu con dấu của chi nhánh phải có tên chi nhánh theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!